Tin nông nghiệp Chim bồ câu phát triển chậm, đi ngoài phân lỏng?
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chim bồ câu phát triển chậm, đi ngoài phân lỏng?

Tác giả ThS. Nguyễn Ngọc Đức, ngày đăng 09/04/2019

Chim bồ câu phát triển chậm, đi ngoài phân lỏng?

Chuyên mục giải đáp những thắc mắc của người chăn nuôi

Hỏi: Chim bồ câu có hiện tượng như phát triển chậm và gày yếu, một số con đi ngoài phân lỏng, có nhiều dịch nhày, màu sô-cô-la, có con phân có máu, chim kiệt sức và chết. Xin cho biết nguyên nhân và trị bệnh này như thế nào?

Trả lời:

Theo mô tả, chim bồ câu có thể mắc bệnh cầu trùng, bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1 - 4 tháng tuổi với các triệu chứng điển hình như trên. Bệnh gây ra do một số loài cầu trùng thuộc giống Eimeria. Bệnh thường xuất hiện là từ cuối xuân sang hè và từ mùa thu chuyển sang mùa đông.

Cầu trùng sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của bồ câu qua thức ăn, nước uống sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu, gây ra nhiều tác hại: Chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gày yếu, giảm tăng trọng; trường hợp bệnh nặng sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.

Phòng và điều trị:

Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, định kỳ tiêu độc chuồng trại và môi trường nuôi bồ câu. Dùng Esb3- hãng CIBA (Thụy Sĩ). Phòng nhiễm bệnh thì pha 1 g thuốc với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 1 ngày liền, sau đó nghỉ, rồi lại cho uống tiếp. Cho uống 1 tuần như vậy rồi lại nghỉ 1 tuần; Điều trị bệnh thì pha 2 g thuốc trong 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 3 - 4 ngày, cho đến khi bồ câu hết dấu hiệu lâm sàng.

Dùng Grigecoccin (Hungary), thuốc dạng bột không tan trong nước nên phải trộn với thức ăn cho bồ câu ăn. Phòng nhiễm cầu trùng thì dùng mỗi tuần 2 ngày thức ăn có trộn thuốc cho bồ câu; Trị bệnh dùng liều 2,5 g thuốc trộn với 10 kg thức ăn, cho bồ câu ăn liên tục 3 - 4 ngày, tới khi hết triệu chứng lâm sàng.

Ngoài ra có thể dùng một số thuốc trị cầu trùng như: Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sự cần thiết của vitamin và khoáng động vật nhai lại Sự cần thiết của vitamin… Nguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi Nguyên tắc, quy trình vệ…