Mô hình kinh tế Cá Điêu Hồng Giống Cung Không Đủ Cầu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cá Điêu Hồng Giống Cung Không Đủ Cầu

Ngày đăng 12/08/2013

Cá Điêu Hồng Giống Cung Không Đủ Cầu

Mấy tháng qua, nông dân ương cá giống vô cùng phấn khởi do giá cá điêu hồng giống tăng vọt theo đà tăng giá của cá điêu hồng thương phẩm nuôi bè. Điều đáng lưu ý là lượng cá điêu hồng giống trên thị trường hiện nay rất khan hiếm.

Cá điêu hồng giống trên thị trường hiện nay đang khan hiếm, giá tăng cao từng ngày. Trong ảnh: Lồng ương cá điêu hồng giống ở xã Thới Sơn (huyện Châu Thành- Tiền Giang).

Ông Nguyễn Văn Ba- nông dân ương cá điêu hồng giống ở xã Nhị Mỹ (huyện Cai Lậy- Tiền Giang) cho biết, hiện nay cá điêu hồng giống cỡ 100 con/kg ương trong ao được bán ra thị trường với giá lên tới 40.000 đồng/kg, tăng 8.000- 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Theo nhiều nông dân ương cá, cá điêu hồng thường được ương trong ao đất với diện tích ương từ 500 đến vài ngàn mét vuông, độ sâu từ 1- 1,2m, mật độ thả 100- 150 cá bột/m2. Cá bột thường được cho ăn bằng thức ăn viên chế biến sẵn, độ đạm từ 26- 35% hoặc thức ăn tự chế.

Sau khoảng 2 tháng ương, cá bột phát triển thành cá giống đạt cỡ 100- 120 con/kg với tỷ lệ hao hụt suốt thời gian ương khoảng 30- 40%. Khi thu hoạch, mỗi hecta ao ương có thể đạt từ 400- 450kg cá giống. Với chi phí đầu vào như hiện nay, giá thành ương cá giống khoảng 23.000 đ/kg.

Tính ra mỗi vụ ương 2 tháng, người ương cá điêu hồng giống lời gần 17.000 đ/kg (khoảng 7 triệu đồng/công).

Ông Lê Văn Minh- thương lái thu mua cá điêu hồng giống ở xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè- Tiền Giang) cho biết, đầu năm 2012, giá cá điêu hồng thương phẩm nằm dưới giá thành sản xuất nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè lỗ nặng, phải bỏ bè hay bán bè.

Giá cá giống loại 100 con/kg vì vậy cũng giảm chỉ còn 21.000- 22.000 đ/kg nên thời điểm đó phần lớn người sản xuất, ương dưỡng cá điêu hồng giống cũng bị thua lỗ, bỏ nghề.

Hiện nay, cá điêu hồng thương phẩm nuôi bè tăng mạnh “kỷ lục” lên 43.000- 44.000 đ/kg, nhiều chủ bè đua nhau tìm nguồn cá giống chất lượng tốt để thả nuôi cho kịp vụ mới nên giá cá giống cũng tăng vọt theo. Do đó, lượng cá điêu hồng giống trên thị trường hiện trở nên khan hiếm.

Nhiều chủ bè đặt thương lái cá điêu hồng giống để chuẩn bị thả nuôi vụ mới nhưng bị từ chối vì thiếu cá.

“Tôi chỉ nhận đặt cá của những mối quen còn những khách hàng mới thì tôi đành từ chối vì lượng cá điêu hồng hiện nay trên thị trường không nhiều. Nhiều khả năng giá cá điêu hồng giống sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu nhiều chủ bè tái vụ nuôi cá điêu hồng thịt”- ông Minh nói.

Theo số liệu thống kê, Tiền Giang hiện có khoảng 170 hộ ương cá điêu hồng giống trên diện tích ao ương khoảng 50ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Cai Lậy, Cái Bè. Lượng cá giống này không chỉ cung ứng cho làng bè nuôi cá điêu hồng trong tỉnh Tiền Giang mà còn xuất sang các tỉnh lân cận như: Bến Tre, Vĩnh Long,…

Đối với hoạt động thả nuôi cá điêu hồng lồng bè trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay bà con nông dân đã thả nuôi mới 856 bè với hơn 16,7 triệu con giống, đồng thời thu hoạch 859 bè với 4297.3 tấn cá. Thời điểm này, tổng số bè cá điêu hồng đang thả nuôi là 1.004 bè trong tổng số 1.279 bè đang neo đậu, chiếm 78,4%.

Không được trao đổi, mua bán cá tra chọn giống

Đây là nội dung quan trọng trong Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống - cá tra bố mẹ thuộc dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh ĐBSCL do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thực hiện.

Quy chế này áp dụng đối với cơ sở sản xuất cá tra bố mẹ chọn giống là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, các cơ sở tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nhằm đảm bảo đến năm 2015 có đủ giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh, thay thế toàn bộ giống cá tra hiện nay tại các tỉnh ĐBSCL phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững đối tượng cá tra.

Theo đó, không được trao đổi, mua bán cá tra chọn giống; trường hợp cơ sở nhận nuôi không tiếp tục nuôi phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh trực tiếp quản lý. Cá tra chọn giống cung cấp cho các cơ sở tiếp nhận làm cá tra bố mẹ phải đảm bảo chất lượng, được gắn chíp điện tử để quản lý.

Cơ sở tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ chọn giống khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất giống từ cá tra bố mẹ chọn giống và có nhu cầu tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống cần đăng ký với Sở Nông nghiệp và PTNT địa phương trước 15 tháng 10 hàng năm.

Đồng thời, cam kết tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II và tuân thủ hướng dẫn quy trình công nghệ về sản xuất cá tra giống từ đàn cá tra chọn giống. Cơ sở tiếp nhận phải thực hiện thay thế cá tra bố mẹ chọn giống sau 4 năm kể từ khi cho sinh sản lần đầu…


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Người Nuôi Dông Điêu Đứng Người Nuôi Dông Điêu Đứng Thả Cá Trên “Ao Trời” Thả Cá Trên “Ao Trời”