Mô hình kinh tế Yên Bái Nuôi Cá Bán Thâm Canh Trên Hồ Thác Bà
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Yên Bái Nuôi Cá Bán Thâm Canh Trên Hồ Thác Bà

Ngày đăng 28/03/2014

Yên Bái Nuôi Cá Bán Thâm Canh Trên Hồ Thác Bà

Hiện tại, toàn huyện Yên Bình (Yên Bái) có khoảng 10 hộ nuôi cá theo hình thức quây lưới tại các eo ngách với diện tích 26,5ha, rải rác ở các xã: Thịnh Hưng, Vũ Linh, Yên Thành và thị trấn Yên Bình.

Cùng với nghề nuôi cá lồng, mấy năm trở lại đây, tận dụng các eo ngách hồ Thác Bà, một số hộ dân ở Yên Bình đã mạnh dạn đầu tư mua lưới về quây để thả cá theo phương thức bán thâm canh. Mặc dù chỉ là tự phát, manh mún, nhỏ lẻ nhưng bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân vùng hồ.

Từ 1 hộ khó khăn, mấy năm trở lại đây, gia đình anh Nguyễn Đức Thịnh ở thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng đã vươn lên trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi nhất, nhì thôn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm với mô hình nuôi cá tại các eo ngách hồ Thác Bà theo phương thức bán thâm canh và nuôi cá lồng.

Anh Thịnh cho biết: “Năm 1994, sau khi rời quân ngũ, tôi trở về địa phương sinh sống và được nhận vào làm công nhân Công ty Chè Văn Hưng. Vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không có tiền mua đất mặt đường, chúng tôi đã ra gần ven hồ Thác Bà mua đất làm nhà ở. Nhìn thấy những vũng đầm nhỏ được tạo nên từ các eo ngách của hồ do Công ty đắp đường dân sinh đi qua các đồi chè, tôi đã nhận đấu thầu để thả cá.

Những năm đầu, do thiếu kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản nên hiệu quả kinh tế không cao. Vừa làm vừa học hỏi qua sách, báo, ti vi, năm 2008, tôi đã mạnh dạn đầu tư mấy chục triệu đồng về Hải Phòng mua lưới quây và mở rộng diện tích nuôi cá lên hơn 4ha”.

Để tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên, anh nuôi rất nhiều loại cá bao gồm: nheo, rô phi đơn tính, trắm cỏ, chép lai, mè, vược. Khi mùa nước hồ lên, anh bắt đầu thả cá và mùa nước rút vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch là cho thu hoạch. Mỗi năm bán cá, trừ chi phí, anh Thịnh thu lãi trên 80 triệu đồng.

Không chỉ vậy, gia đình còn thường xuyên duy trì nuôi 10 lồng cá trên hồ Thác Bà, bình quân mỗi lồng cá thu 30 triệu đồng/năm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và tạo việc làm mùa vụ cho nhiều lao động ở địa phương.

Hộ anh Trần Văn Bình ở thôn Vũ Sơn, xã Vũ Linh có khá nhiều kinh nghiệm và nuôi cá lồng lâu năm với số lượng lớn trên hồ. Năm 2013, anh cũng đã mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua lưới, đăng chắn, cọc, phao, xây dựng hệ thống điện, đèn, lán bảo vệ và mua con giống để chuyển đổi từ hình thức nuôi cá lồng sang hình thức nuôi cá cắm đăng chắn lưới với diện tích 2,5ha.

Anh Bình chia sẻ: “So sánh với hình thức nuôi cá lồng thì nuôi cá quây lưới tại các eo ngách hồ Thác Bà theo phương thức bán thâm canh có những ưu điểm vượt trội hơn là diện tích nuôi trồng lớn, tận dụng được không gian môi trường nuôi sạch, không phải thay nước, cá không bị nổi đầu do thiếu ô xi. Hơn nữa có thể tận dụng được tối đa rất nhiều nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có dưới lòng nước như trai trai, ốc, hến, giun đất, ấu trùng... nên không phải đầu tư thức ăn nhiều, tiết kiệm nhân công mà vẫn cho hiệu quả kinh tế cao”.

Nuôi cá quây lưới có thể thả được nhiều loại cá trong cùng 1 vụ vì cá ở tầng nước nào thì sẽ ăn nguồn thức ăn ở tầng đó. Ví dụ, cá mè ăn tầng nước nổi; rô phi, trắm, chép ăn chìm nên nguồn thức ăn trong tự nhiên không bị lãng phí. Không gian và diện tích nuôi trồng rộng, cá ít bị dịch bệnh, bảo đảm nguồn thực phẩm sạch cung ứng ra thị trường.

Nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh, Yên Bình có hồ Thác Bà là 1 trong 3 hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước trên 15.000ha. Hồ không chỉ là nguồn cung cấp nước cho Nhà máy Thủy điện Thác Bà mà có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.

Ngoài sông Chảy cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát... đổ về làm tăng lượng phù sa và các loài sinh vật phong phú.

Chính vì thế, việc quản lý và khai thác hiệu quả mặt nước hồ Thác Bà để nuôi trồng thủy sản luôn được huyện xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Trên địa bàn huyện hiện có 20 xã, thị trấn nằm ở ven hồ Thác Bà, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy sản.

Nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, trong những năm qua, Yên Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân nuôi cá lồng với số lượng từ 350 đến 400 lồng cá mỗi năm.

Năm 2006, huyện đã ban hành Nghị quyết số 05 - NQ/HU ngày 5/12/2006 về việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ Thác Bà đồng thời triển khai nhanh chóng các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tới người dân.

Từ năm 2008 đến nay, huyện đã hỗ trợ đóng mới 279 lồng cá với mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/lồng, nâng tổng số lồng cá nuôi ở thời điểm hiện tại của toàn huyện lên 364 lồng. Địa phương phát triển mạnh và có hiệu quả nghề nuôi cá lồng phải kể đến thị trấn Thác Bà, xã Vĩnh Kiên.

Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch, người dân ở hai địa phương này thu lãi vài trăm triệu đồng, cuộc sống ngày càng sung túc, nhiều hộ đã giàu có từ nghề nuôi cá. Đặc biệt, hai năm trở lại đây, tận dụng các eo ngách của hồ Thác Bà, một số hộ dân ở huyện Yên Bình đã đầu tư mua lưới quây các eo ngách để thả cá theo phương thức quảng canh và bán thâm canh.

Anh Trần Văn Thành ở tổ 3, thị trấn Yên Bình là thành viên Hợp tác xã nuôi trồng, khai thác thủy sản thị trấn Yên Bình. Giống như các hộ khác, trước đây, anh Thành cũng đã nuôi cá lồng nhưng sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi cá quây lưới trong huyện, năm 2013, anh đầu tư hơn 200 triệu đồng mua lưới và con giống chuyển sang nuôi cá quây lưới với diện tích 3,5ha.

Dự kiến khoảng 1 tuần nữa khai thác cá bán, anh sẽ thu chừng 500 triệu đồng. Anh Thành bộc bạch: “Do số vốn đầu tư ban đầu lớn nên chúng tôi mong muốn thời gian tới được tỉnh, được huyện quan tâm có chính sách hỗ trợ về con giống, kinh phí để bớt khó khăn, có điều kiện mở rộng qui mô nuôi trồng, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm, một bộ phận người dân đã có những thành công bước đầu khi sau mỗi vụ thu hoạch cá thu lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, việc nuôi cá lồng hay cá quây lưới trên hồ Thác Bà của người dân Yên Bình vẫn chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ, chưa phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa bởi cả hai hình thức nuôi cá này vốn đầu tư ban đầu tương đối cao.

Gia tăng sản lượng cá trên hồ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà phát triển theo hướng hàng hóa, tiến tới xây dựng thương hiệu cá hồ Thác Bà theo tiêu chuẩn VietGAP, huyện Yên Bình đang xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành chuyên môn nghiên cứu kỹ các văn bản của Trung ương, của tỉnh để tiến hành khảo sát xây dựng 3 mô hình thí điểm nuôi cá quây lưới tại xã Thịnh Hưng.

Dự kiến mô hình sẽ có từ 6 đến 10 hộ tham gia trên diện tích 5ha. Yêu cầu của mô hình là phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về hiệu quả kinh tế, không gây ô nhiễm nguồn nước, không cản trở giao thông và không vi phạm Nghị định số 112/2008/NĐ-CP của Chính phủ về “quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi”.

Sau một năm tổng kết đánh giá hiệu quả kinh tế, huyện sẽ tiếp tục đề xuất với tỉnh xem xét cho chủ trương mở rộng qui mô nuôi trồng. Đây sẽ là hướng đi mới, phù hợp, giúp người dân vùng hồ xóa đói giảm nghèo, đồng thời đưa nghề nuôi trồng thủy sản trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Yên Bình.

Vị trí các khu vực quây lưới nuôi cá này đều đảm bảo không ảnh hưởng tới giao thông đường thủy, xa khu lấy nước sinh hoạt, xa bãi cá đẻ. Huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tăng cường cán bộ thường xuyên xuống các khu vực khoanh vùng cho nuôi trồng thủy sản để tư vấn, kiểm tra kĩ thuật nuôi trồng thủy sản của người dân, đảm bảo hiệu quả kinh tế nhưng vẫn giữ được hệ sinh thái lòng hồ Thác Bà.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cách Chăn Nuôi Lợn Hiệu Quả Cách Chăn Nuôi Lợn Hiệu… Toàn Tỉnh Sản Xuất, Cung Ứng 200 Triệu Con Cá Giống Toàn Tỉnh Sản Xuất, Cung…