Mô hình kinh tế Yên Bái Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Bãi Chăn Thả Gia Súc
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Yên Bái Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Bãi Chăn Thả Gia Súc

Ngày đăng 30/09/2014

Yên Bái Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Bãi Chăn Thả Gia Súc

Số lượng đàn gia súc của tỉnh Yên Bái liên tục giảm qua từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là do bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn cho đàn gia súc hạn chế. Vì vậy, muốn tăng đàn, phát triển chăn nuôi, trước mắt cần khắc phục tình trạng thiếu bãi chăn thả.

Buổi chiều, khi cái nắng bớt gay gắt, đàn trâu của gia đình bà Nguyễn Thị Thoa, thôn 4, xã Minh Quán (Trấn Yên) lại thủng thẳng ra đồng. Bãi chăn thả quen thuộc của gia đình bà là chân đồi, bãi cỏ ven đường.

Với hơn 1 sào cỏ, không thể đủ cho đàn trâu 7 con nên trong những ngày mưa rét, gia đình bà lại tận dụng những sản phẩm phụ từ nông nghiệp từ rơm rạ, sắn… cho trâu ăn. Bà cho biết: "Gia đình nào có nhiều đất, đặc biệt là đất soi bãi trồng cỏ thì tốt nhưng không phải nhà nào cũng có. Phần lớn những hộ nông dân nuôi trâu, bò ở đây tận dụng diện tích bãi cỏ ven đồi, ven ruộng.

Nhà tôi cũng vậy, ngày nắng, thời tiết thuận lợi thì thả trâu lên đồi, ngày nào mưa rét mới cho trâu ở nhà ăn cỏ trồng và thức ăn dự trữ". Vấn đề thức ăn chăn nuôi đang được gia đình bà Thoa giải quyết giống như hàng nghìn hộ chăn nuôi khác.

Hiện nay, Yên Bái có đàn trâu 96.246 con, đàn bò 18.324 con, chưa kể đến số lượng dê và ngựa. Trung bình, mỗi con trâu, bò trưởng thành cần từ 8 - 10 kg cỏ mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các hộ chăn nuôi đều trông chờ vào lượng cỏ tự nhiên.

Tại những địa phương vùng cao như huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, đồng bào vẫn duy trì tập quán thả rông gia súc trên rừng để tận dụng thức ăn dưới tán rừng hoặc tại những huyện vùng thấp như Yên Bình, nhiều hộ nông dân tận dụng bãi chăn thả trên các đảo hồ Thác Bà.

Với 1.700 ha bãi chăn thả tự nhiên, cỏ được khai thác từ mùa này sang mùa khác, năm này sang năm khác dẫn đến nguồn cỏ tự nhiên kiệt quệ, năng suất ngày một thấp, chất lượng ngày một kém và rồi những đồng cỏ tự nhiên này cũng bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa và giao đất, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Ngoài diện tích bãi chăn thả tự nhiên, toàn tỉnh đang có khoảng 1.700 ha đất trồng cỏ với các giống cỏ voi, cỏ Ghi - nê, trong đó, có tới 88% là đất tận dụng diện tích bờ bãi và các bãi đất trống trong năm, do đó năng suất và chất lượng không ổn định.

Thiếu đất trồng cỏ là điều khó tránh khỏi vì mỗi hộ nông dân chỉ có vài sào ruộng, trồng lúa, trồng ngô còn không đủ nên hiếm hộ nào đầu tư đất chuyên trồng cỏ. Do đó, tất cả đều trông đợi vào tự nhiên. Sản lượng khai thác từ đồng cỏ và cỏ trồng chỉ đạt 600.000 tấn mỗi năm.

Với quy mô đàn gia súc gồm: trâu, bò, dê hiện nay, sản lượng trên mới đáp ứng được gần 30% lượng thức ăn, như vậy còn thiếu đến 70% lượng thức ăn thô xanh cho gia súc. Khắc phục vấn đề này, các chương trình, dự án hỗ trợ trâu, bò đều đưa ra yêu cầu người dân trồng cỏ với diện tích 1 sào cỏ hoặc 1 cây rơm cho mỗi con gia súc.

Từ năm 2010 đến nay, để bảo đảm thức ăn cho gia súc, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ làm trên 1.000 cây rơm cho các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số địa phương gặp khó khăn về diện tích chăn thả. Ngoài ra, các địa phương, ngành chuyên môn luôn vận động nhân dân tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và làm vụ đông lấy thức ăn cho gia súc.

Khác với chăn nuôi lợn và gia cầm, chăn nuôi gia súc cần có cỏ và thức ăn thô xanh. Một trong những mục tiêu đề ra của ngành chăn nuôi là phát triển đàn gia súc chính.

Vì vậy, các địa phương, đặc biệt những nơi có đàn gia súc lớn cần quy hoạch đồng cỏ và trồng cỏ; bố trí quỹ đất hợp lý để phát triển trồng cỏ; vận động nhân dân phát triển trồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc; đưa vào trồng đại trà các giống cỏ năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên như cỏ VA06, Guatemala… Tùy vào tình hình thực tế tại địa phương, cần có cơ chế khuyến khích phù hợp.

Đơn cử như huyện Yên Bình, nhiều hộ nông dân đang tận dụng bãi chăn thả trên các đảo hồ nuôi gia súc với số lượng lớn nhưng mùa đông lại phải cho trâu, bò vào bờ tránh rét, vì vậy cần có cơ chế hỗ trợ làm chuồng trại chăn thả quanh năm.

Ngoài việc trồng cỏ và khai thác bãi chăn thả tự nhiên, nông dân cần tận dụng các sản phẩm phụ từ nông nghiệp, trồng cây vụ đông, làm cây rơm để bảo đảm thức ăn cho gia súc trong những ngày mưa rét kéo dài.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh Tiền Giang Hết Tôm Nhưng… Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đối Mặt Nhiều Thách Thức Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đối…