Mô hình kinh tế Xuất khẩu thịt vẫn chỉ là mơ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xuất khẩu thịt vẫn chỉ là mơ

Ngày đăng 05/10/2015

Xuất khẩu thịt vẫn chỉ là mơ

Tại sao ngành chăn nuôi không xuất khẩu được như các ngành khác dù chăn nuôi của Việt Nam có tổng đàn không thua kém các nước trong khu vực?

Vài năm gần đây, danh sách những quốc gia xuất khẩu thịt sang Việt Nam ngày càng dài.

Trong khi đó, danh sách quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu thì lại rất hạn hẹp ngoài thị trường Trung Quốc thì chỉ lác đác một vài lô hàng sang Mỹ, Campuchia, Myanmar và Indonesia.

Trước thực tế này, người đứng đầu ngành nông nghiệp ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN & PTNT và giới chuyên gia đều đặt câu hỏi: tại sao ngành chăn nuôi không xuất khẩu được như các ngành khác dù chăn nuôi của Việt Nam có tổng đàn không thua kém các nước trong khu vực?

Không có… vùng an toàn

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện chăn nuôi, mặc dù chúng ta đã có Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014 - 2018″.

Tuy nhiên, đến nay sau một thời gian triển khai thực hiện tại ở Nam Định, Thái Bình nhưng kết quả không như mong đợi.

Do lập vùng an toàn dịch bệnh theo địa giới hành chính nên trong trường hợp thực hiện xuất hiện tình huống hai làng cách nhau một con đường nhưng một bên là vùng an toàn, còn bên kia lại không nên khó kiểm soát dịch bệnh trong trường hợp có dịch xảy ra.

Nếu không có vùng an toàn dịch bệnh thì Việt Nam khó nghĩ đến chuyện xuất khẩu thịt vì an toàn dịch bệnh là một trong những đòi hỏi hàng đầu của các nước nhập khẩu thịt trên thế giới - ông Sơn khẳng định.

Còn theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN & PTNT, sau khi tìm hiểu phía thị trường Nga và Nhật Bản đều cho thấy, họ ngại không muốn tiêu dùng thịt của Việt Nam là do các trại chăn nuôi của Việt Nam không đảm bảo an toàn thú y.

Câu chuyện của công ty Koyu & Unitek đóng tại Đồng Nai cho thấy, toàn bộ quy trình chăn nuôi đến giết mổ và chế biến của đơn vị này đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm làm ra đã được phía đối tác đem về Nhật phân tích và đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khách hàng Nhật cũng đã gửi đơn đặt hàng với số lượng lớn cho Koyu & Unitek nhưng theo ông James Hieu Nhon Khu - Giám đốc công ty khi đem các yêu cầu này của phía Nhật liên hệ với một số cơ quan thú y Việt Nam thì chỉ nhận được hướng dẫn làm đơn xin hỗ trợ.

Đến nay, công ty vẫn chưa biết cần liên hệ với cơ quan nào và đến bao giờ mới được giải quyết cho xuất khẩu, trong khi mỗi tháng công ty đang giết mổ 500.000 con gà công nghiệp.

Sẽ có “đặc cách”, “đặc thù”

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, việc chưa thể xuất khẩu được các sản phẩm thịt gà vì thủ tục thú y là một thiệt hại không chỉ với một số công ty mà còn của cả ngành chăn nuôi Việt Nam.

Hiện tại, ngoài thị trường Nhật Bản, nhiều quốc gia khác như: New Zealand, Nga và Đông Âu cũng có nhu cầu nhập gà từ Việt Nam nhưng doanh nghiệp không thể xuất khẩu.

 Trong khi đó, Thái Lan với các điều kiện tương đồng với Việt Nam thì xuất khẩu thịt heo, gà của họ mỗi năm lên đến trên 4 tỉ USD.

Cũng theo vị này, cùng nằm trong khu vực có dịch cúm gia cầm như Việt Nam nhưng Thái Lan vẫn xuất khẩu được thịt gà đi nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản bởi vì cơ quan thú y của họ đã chủ động giải quyết các vướng mắc từ sớm để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo đó, họ đã triển khai các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đảm bảo các điều kiện của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nên doanh nghiệp vẫn có thể xuất khẩu.

Trong khi đó, đến nay cơ quan thú y của Việt Nam vẫn chưa triển khai các bước này.

Theo TS Nguyễn Xuân Bình - GĐ Cơ quan Thú y Vùng VI, nếu chứng minh được vùng nuôi an toàn dịch bệnh và quá trình chế biến đảm bảo các yêu cầu quốc tế, doanh nghiệp có thể xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Châu Âu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với Cục Thú y để xác nhận vùng nuôi của mình đạt tiêu chuẩn vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Lãnh đạo Bộ NN & PTNT cũng cho biết sẽ thành lập tổ công tác đến làm việc với từng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn ngay trong tháng 10 trên tinh thần sẽ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, kể cả đưa ra các quy định “đặc cách”, “đặc thù” để doanh nghiệp thuận lợi trong xuất khẩu.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, theo ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ NN & PTNT, thời gian qua, nhiều thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa, thông thoáng hơn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính tự giác của doanh nghiệp chưa cao.

Có sản phẩm xuất khẩu chỉ lấy mẫu khoảng từ 5-10% để kiểm tra lô hàng cùng loại, cùng xuất xứ, còn lại tới 90-95% lô hàng đăng ký được xuất đi.

Một bộ phận doanh nghiệp đã lợi dụng lách luật lượng lớn hàng xuất đi lại có chất lượng không đảm bảo như hàng mẫu được kiểm tra.

Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước thì rất cần ý thức tự giác và thái độ làm việc tuân thủ đúng quy định của doanh nghiệp.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giá cà phê xuất khẩu giảm trước niên vụ mới Giá cà phê xuất khẩu…  Điêu đứng vì giá vịt thịt giảm sâu Điêu đứng vì giá vịt…