Mô hình kinh tế Vựa lúa nếp Kim Thành
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Vựa lúa nếp Kim Thành

Ngày đăng 27/10/2015

Vựa lúa nếp Kim Thành

Xã Phúc Thành có hơn 97% diện tích cấy lúa nếp "Xã lúa nếp"

Để chứng minh những điều trên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Thành Phạm Viết Tuấn giới thiệu chúng tôi đến xã Phúc Thành, địa phương dẫn đầu của huyện về tỷ lệ cấy lúa nếp.

Đi khắp các cánh đồng của Phúc Thành, chúng tôi không thấy nông dân cấy một giống lúa nào khác ngoài lúa nếp.

Ông Vũ Văn Lanh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Phúc Thành cùng đi với chúng tôi nói: “Vụ này, gần như cả xã đều cấy lúa nếp nên có đi mỏi chân các cô cũng không tìm được giống lúa khác đâu.

Lúa nếp thường cấy muộn hơn các giống lúa khác gần 1 tháng, thời gian sinh trưởng lại dài hơn nên khi nông dân ở các nơi khác rơm phơi đầy sân, thóc chất đầy bồ thì nông dân Phúc Thành vẫn chưa vào vụ gặt.

Vì thế nên vụ trước, có một ông hàng xáo từ nơi khác lần đầu tiên đến đây mua thóc, đi khắp làng trên, xóm dưới rao mua thóc tẻ không thấy ai bán.

Gặp tôi ông này mới biết vụ mùa cả xã cấy toàn lúa nếp, lấy đâu thóc tẻ để bán.

Bữa ấy, ông hàng xáo phải về tay không”.

Toàn xã Phúc Thành có 147 ha lúa mùa thì lúa nếp chiếm hơn 97% diện tích gieo cấy.

Hiện nay, lúa nếp ở Phúc Thành đang vào giai đoạn ngậm sữa đến vào mẩy, dự kiến cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch sẽ cho thu hoạch.

5 năm trở lại đây, vụ mùa nông dân xã Cổ Dũng chỉ cấy lúa nếp, nhất là thâm canh giống nếp Quýt nổi tiếng.

Phù sa sông Rạng và sông Kinh Môn đã bồi đắp cho nơi đây những cánh đồng trù phú, thích hợp với giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nhất trong số các giống lúa ở vụ mùa này.

Do các giống lúa nếp thích nghi với đồng đất vùng này, lại cho giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây diện tích cấy lúa nếp ở đây ngày càng tăng.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch UBND xã Cổ Dũng cho biết: “Xã Cổ Dũng luôn duy trì cấy hơn 200 ha lúa nếp trong vụ mùa, chủ yếu là 2 giống nếp Quýt và nếp cái hoa vàng.

Diện tích cấy lúa nếp sẽ còn tiếp tục tăng vì lúa nếp cho giá trị kinh tế cao và giá bán luôn ổn định”.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Thành, việc canh tác lúa nếp không dễ dàng.

Lúa nếp dễ nhiễm sâu bệnh, lại hay bị đổ gãy khi gặp mưa to, gió lớn.

Nhưng do đặc thù đồng đất ở nhiều địa phương của Kim Thành trũng, thấp, nhất là ở các xã khu A và khu B nên vài năm trở lại đây cây lúa nếp được nhiều người dân lựa chọn để cấy trong vụ mùa.

Hiện nay, huyện Kim Thành cũng chưa thể tìm được giống lúa nào khác tốt hơn các giống lúa nếp để đưa vào gieo cấy ở các địa phương này. Thu lãi cao "So với các giống lúa tẻ thì cấy lúa nếp lãi hơn nhiều.

Do đó, chúng tôi chưa có ý định cấy các giống lúa khác để thay thế lúa nếp".

Mặc dù năng suất lúa nếp chỉ đạt từ 1,5-1,6 tạ/sào nhưng giá trị lúa nếp đem lại cao hơn từ 3-4 lần so với các loại lúa tẻ khác.

Từ nhiều năm nay, lúa nếp đã chiếm vị trí độc tôn về diện tích gieo cấy trong vụ mùa ở nhiều xã như Phúc Thành, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Kim Xuyên, Kim Khê, Kim Lương.

Ông Đỗ Quang Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Thành cho biết:

“Trước đây, xã cũng có ý định đưa một số giống lúa chất lượng như Tám Thơm, Tám Đồng cho năng suất cao hơn để thay thế lúa nếp nhưng chỉ được một vài vụ nông dân lại quay lại cấy lúa nếp.

Bởi không chỉ khó khăn về đầu ra mà giá bán giống lúa này không cao bằng lúa nếp”.

5 năm trở lại đây, giá bán lúa nếp khá ổn định, luôn duy trì từ 10.000 - 13.000 đồng/kg, có thời điểm nông dân còn bán với giá 20.000 đồng/kg.

“So với các giống lúa tẻ thì cấy lúa nếp lãi hơn nhiều.

Do đó, chúng tôi chưa có ý định cấy các giống lúa khác để thay thế lúa nếp.

Đặc biệt, giống nếp Quýt truyền thống của chúng tôi thơm, ngon không kém nếp cái hoa vàng nên cứ vào dịp Tết, tư thương vào thu gom hết”, ông Trần Văn Hưng ở thôn Đông, xã Cổ Dũng nói.

Nếu như trước đây, sản xuất lúa nếp ở Kim Thành chỉ mang tính chất tự cung, tự cấp thì nay lúa này được sản xuất theo hướng hàng hóa.

Do có nhiều kinh nghiệm thâm canh, năng suất lúa nếp ở Kim Thành ngày càng cao, chất lượng tốt nên được tư thương ưa chuộng.

Trong vụ mùa, bình quân năng suất lúa nếp ở Kim Thành đạt khoảng 40 tạ/ha, cho lãi hơn 20 triệu đồng/ha.

Kim Thành đã hình thành được những vùng sản xuất lúa nếp tập trung quy mô từ 30-50 ha.

Nhiều vùng lúa không chỉ để bán thương phẩm mà còn được các công ty đặt mua để sản xuất giống.

Nhờ đó mà lợi nhuận từ cấy lúa nếp ngày càng cao. Để tăng hiệu quả kinh tế cho lúa nếp, thời gian qua, UBND huyện Kim Thành đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Ngoài chú trọng việc tập huấn, hướng dẫn nông dân canh tác hợp lý để giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, huyện còn đang tích cực xây dựng quảng bá thương hiệu cho đặc sản nếp Quýt của địa phương.

Trong các hội chợ nông sản được tổ chức tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, đặc sản nếp Quýt đều được đưa đến đây giới thiệu.

Nông dân ở các xã có truyền thống cấy lúa nếp đã được Trạm Khuyến nông huyện đưa đi học tập kinh nghiệm canh tác lúa nếp ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định…

“Giống nếp Quýt nổi tiếng về mùi thơm, độ dẻo và giá trị dinh dưỡng cao nên huyện Kim Thành đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu vào năm 2016.

Đây sẽ là cơ hội để lúa nếp Kim Thành, nhất là giống nếp Quýt được biết đến nhiều hơn trên thị trường, thu nhập từ cấy lúa nếp cũng được nâng thêm”, anh Phạm Viết Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kim Thành khẳng định.

Vụ mùa năm nay, toàn huyện Kim Thành gieo cấy khoảng hơn 1.000 ha lúa nếp, chiếm ¼ diện tích gieo cấy.

Lúa nếp được trồng nhiều ở các xã khu A và khu B như: Cộng Hòa, Cổ Dũng, Kim Lương, Tuấn Hưng, Phúc Thành, Kim Khê.

Vụ mùa, huyện có khoảng hơn 300 ha nếp Quýt được gieo cấy chủ yếu ở các xã Cổ Dũng và Tuấn Hưng.

Hiện nếp Quýt được các tư thương ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên tìm mua ngay sau khi được thu hoạch.

Giá bán loại nếp này cũng luôn cao và ổn định ở mức từ 16.000 - 20.000 đồng/kg.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Ngư dân Khánh Hòa trúng đậm cá ngừ đại dương Ngư dân Khánh Hòa trúng… Tôm nuôi khó về đích cuối năm Tôm nuôi khó về đích…