Tin nông nghiệp Vỏ đậu phộng (vỏ lạc), nguồn cung cấp xơ trong thức ăn gia súc

Vỏ đậu phộng (vỏ lạc), nguồn cung cấp xơ trong thức ăn gia súc

Tác giả Acare VN Team biên dịch, ngày đăng 13/04/2019

Vỏ đậu phộng (vỏ lạc), nguồn cung cấp xơ trong thức ăn gia súc

Xơ thường được xem là một thành phần không mong muốn trong phần lớn các loại thức ăn cho gia súc, tuy nhiên ở một số đối tượng xơ lại là một thành phần không thể thiếu trong khẩu phần chẳng hạn như khẩu phần cho heo nái chửa, cho thỏ và cho thú nhai lại. Nhiều trường hợp do thiếu nguồn nguyên liệu cung cấp xơ nên việc tổ hợp khẩu phần trở nên rất khó khăn, thường không được tối ưu về giá (thiếu xơ làm cho các công thức heo nái chửa, thỏ v.v..có giá tương đối cao). Ngoài vỏ đậu nành thì vỏ đậu phộng (lạc) cũng là một nguyên liệu cung cấp xơ có giá rẻ, tuỳ theo tính sẵn có ở từng địa phương mà các nhà dinh dưỡng cân nhắc nên sử dụng nguyên liệu nào cho phù hợp.

Vỏ đậu phộng (vỏ lạc), nguồn cung cấp xơ trong thức ăn gia súcVỏ đậu phộng (vỏ lạc), nguồn cung cấp xơ trong thức ăn gia súc

Vỏ củ lạc (đậu phộng), (Arachis hypogaea L.) bao gồm thân vỏ ngoài (hoặc vỏ) (21-29%) phần bao quanh hạt (79-71%) (van Doosselaere, 2013, Davis et al., 2016). Vỏ đậu phộng, không nên nhầm lẫn với phần da của hạt (đó là phần vỏ mỏng như giấy bao quanh hạt), là sản phẩm phụ của chế biến đậu phộng. Tách vỏ là hoạt động thứ hai (sau khi làm sạch) trong chế biến đậu phộng vì cả việc sản xuất dầu đậu phộng và sản xuất đậu nhân, bơ đậu phộng và các thực phẩm khác từ đậu phộng đòi hỏi nhân sạch vỏ. Vỏ đậu phộng thường chứa các mảnh vỏ với một lượng hạt vỡ (Hill, 2002).

Vỏ đậu phộng là một sản phẩm phụ cồng kềnh của quá trình sản xuất đậu phộng nhân. Ở các nước sản xuất đậu phộng, chúng thường bị đốt, đổ hay để tự phân huỷ (Kerr và cộng sự, 1986). Trong mối quan tâm đến các vấn đề môi trường gần đây người ta đã quan tâm đến việc sử dụng vỏ đậu phộng cho nhiều mục đích khác nhau: nhiên liệu, chất độn dùng cho hóa chất và phân bón, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lót chuồng, ổn định đất … (Hill, 2002). Vỏ đậu phộng được dùng trong thức ăn cho gia súc, đặc biệt là động vật nhai lại và thỏ, mặc dù hàm lượng chất xơ cao của chúng không phù hợp cho hầu hết các loài động vật dạ dày đơn.

Trên bò sữa:

Vỏ đậu phộng có thể sử dụng làm nguồn thức ăn thô cho bò sữa, miễn là không nhiễm aflatoxin. Tuy nhiên, chỉ có một nghiên cứu liên quan đến vỏ đậu phộng đã được tìm thấy. Các nguồn chất xơ khác nhau được so sánh ở bò sữa đang cho sữa, bao gồm hỗn hợp 50% vỏ đậu phộng và giấy bìa nghiền với tỷ trọng 20% khẩu phần. Hỗn hợp này cho phản ứng tương tự như các nguồn chất xơ khác đã được thử nghiệm (vỏ trấu và giấy bìa nghiền) (Van Horn và cộng sự, 1984).

Trên bò thịt:

Mức tăng trọng trung bình hàng ngày và đặc điểm thân thịt tương tự nhau đối với khẩu phần ăn có chứa từ 5 đến 30% vỏ đậu phộng và cao hơn một chút so với khẩu phần ăn không có vỏ đậu phộng (thay thế bằng ngô nghiền). Tuy nhiên, tỷ lệ vỏ đậu phộng từ 10 đến 20% dường như tốt hơn cho việc tăng trọng lượng cơ thể so với khẩu phần vỏ đậu phộng 0 hoặc 30%. Lượng ăn tăng lên tương ứng với mức vỏ đậu của khẩu phần (Utley et al., 1972). Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, nếu chế biến đúng cách, và sử dụng ở mức thích hợp trong khẩu phần ăn, vỏ đậu phộng có thể được sử dụng hiệu quả bởi tất cả các loại bò thịt (Hill, 2002).

Trên heo:

Vỏ đậu phộng có nhiều chất xơ và có giá trị giới hạn đối với lợn, ngoại trừ là nguồn thức ăn xơ thô cho những đối tượng cần xơ cao.

Heo lứa và vỗ béo:

Trong một đánh giá 4 nguồn xơ để nuôi vỗ béo lợn, vỏ đậu phộng cho tăng trọng hàng ngày cao hơn so với lõi ngô, bột cỏ linh lăng và cỏ ốc trong khẩu phần có chứa 4 hoặc 8% chất xơ thô. Tuy nhiên, vỏ đậu phộng chiếm một phần rất nhỏ trong khẩu phần do hàm lượng chất xơ cao (Baird và cộng sự, 1970). Heo lứa và heo vỗ béo cho ăn khẩu phần chứa từ 7,5 đến 22,5% vỏ đậu phộng có lượng ăn vào tăng và duy trì được năng suất. Tuy nhiên, năng lượng và chất dinh dưỡng thấp, sự thay đổi tỷ lệ khoáng được giữ lại, và sự giảm trọng lượng cơ thể khi tăng tỷ lệ vỏ đậu phộng trong khẩu phần cho thấy vỏ đậu phộng có giá trị hạn chế trong khẩu phần ăn của heo lứa và heo vỗ béo (Lindemann và cộng sự, 1986).

Heo nái:

Không có tác động xấu nào được quan sát thấy trên heo nái về năng suất sinh sản và khả năng tiết sữa khi cho lợn nái chửa ăn tự do thức ăn có chứa tới 56% vỏ lạc (Leibbrandt, 1977)


Phytase và ảnh hưởng của nó đến khả năng tiêu hóa DDGS lúa mì đen (lúa mì lai) Phytase và ảnh hưởng của… Tính chất kháng dưỡng của phytate và ứng dụng mới của phytases - superdose Tính chất kháng dưỡng của…