Mô hình kinh tế Vĩnh Long Dự Báo Sản Xuất Vụ Lúa Hè Thu Nhiều Khó Khăn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Vĩnh Long Dự Báo Sản Xuất Vụ Lúa Hè Thu Nhiều Khó Khăn

Ngày đăng 10/04/2014

Vĩnh Long Dự Báo Sản Xuất Vụ Lúa Hè Thu Nhiều Khó Khăn

Để sản xuất vụ lúa Hè Thu dự báo nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không sạ chay, chọn giống lúa cho năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với dịch bệnh.

Lo ngại sạ chay, lúa chất lượng thấp

Ông Võ Văn Quốc- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, ước tính đến hết vụ Hè Thu này toàn tỉnh Vĩnh Long có khoảng 5.000ha lúa sạ chay, tăng khoảng 400ha so với cùng vụ năm trước. Diện tích này tập trung tại các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Bình Tân và TX Bình Minh. Các xã Hiếu Thành, Hiếu Nghĩa, Hựu Thành (Vũng Liêm)- vùng mà người dân có tập quán sạ chay qua nhiều năm với khoảng 3.000ha, 2 xã Hòa Bình, Thới Hòa (Trà Ôn) cũng có trên 1.000ha sạ chay.

Sạ chay là hình thức sạ không làm đất để tranh thủ thời vụ, né lũ, thường áp dụng trong vụ Xuân Hè và Hè Thu. Nhược điểm của sạ chay là dễ bị sâu bệnh do lưu truyền từ vụ trước (nhất là để nguyên gốc rạ), lẫn giống năng suất không cao. Về phân bón lúa sạ chay, cần phải bón tăng lượng so với bón phân trong điều kiện sạ bình thường.

Một trong những nguyên do cốt lõi khiến cho người dân vẫn giữ lối canh tác này vì thiếu nhân lực bởi vụ Hè Thu xuống giống rất nhanh, bởi sạ chay thì không phải làm đất.

Sạ chay không giúp giảm chi phí sản xuất như nhiều người vẫn nghĩ. Một số hộ ít đất, hiệu quả sản xuất lúa không cao nên nhiều hộ không chú trọng cho việc sản xuất vụ lúa này.

Cũng theo ông Võ Văn Quốc, hiện tỷ lệ IR 50404 toàn tỉnh khá cao, có nơi trên 50% diện tích. Riêng giống lúa tròn Ma Lâm 202 (ML 202) chất lượng thấp ở huyện Mang Thít xuống giống khoảng 40% diện tích, giống có ưu điểm ngắn ngày, năng suất cao, có bạc bụng nhưng thị trường tiêu thụ khá tốt kể cả trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, giống lúa này rất mẫn cảm với rầy nâu, ở vụ lúa Đông Xuân và vụ Hè Thu sớm đều có xảy ra cháy rầy cục bộ trên diện tích lúa này. Qua đó, ông Võ Văn Quốc cũng đề nghị ngành nông nghiệp huyện cần lưu ý trà lúa này để có biện pháp bảo vệ sản xuất kịp thời.

Bên cạnh, Chi cục Bảo vệ thực vật lưu ý các địa phương cần theo dõi chặt mật số rầy nâu trên lúa Hè Thu vì thời gian gần đây đối tượng này đang phát triển mạnh, cùng với nắng nóng, nhiều trà lúa thu hoạch gối vụ nhau là điều kiện để rầy nâu sinh sôi, hại lúa.

Theo ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, để sản xuất tốt vụ lúa Hè Thu, người dân cần ứng dụng các tiến bộ trong canh tác, đặc biệt là chọn giống lúa sao cho phù hợp, cho năng suất chất lượng cao và cả tính chống chịu tốt với dịch bệnh.

Chủ động bảo vệ sản xuất

Đến nay, lúa Hè Thu xuống giống được trên 54.600ha, đạt khoảng 91% so với kế hoạch, các trà lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian gần đây, diện tích bị ảnh hưởng sâu bệnh khoảng 2.426ha, các đối tượng gây hại như rầy nâu xuất hiện trên 475ha tại 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn.

Bên cạnh, còn có các đối tượng gây hại như đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng… Các đối tượng này cũng được ngành chuyên môn khuyến cáo đề phòng trong thời gian tới cùng với chuột, bù lạch, sâu đục thân và ngộ độc hữu cơ.

Đối với diện tích lúa Hè Thu chưa xuống giống, ngành chuyên môn tiếp tục khuyến cáo nông dân không nên sạ chay, tiến hành cày xới và phơi đất nhằm hạn chế nguồn bệnh từ vụ lúa trước, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Trong chỉ đạo sản xuất vụ lúa Hè Thu, ông Phan Nhựt Ái- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương tiếp tục hướng dẫn nông dân không sạ chay, giảm tối đa diện tích xuống giống IR 50404.

Dự báo tiêu thụ lúa tiếp tục khó khăn, cần có sự liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp ký kết bao tiêu nông sản cho nông dân, nhất là tại các cánh đồng mẫu lớn, chuẩn bị lò sấy để đảm bảo chất lượng lúa sau thu hoạch. Mở rộng cánh đồng mẫu lớn cần chú ý đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời sản xuất phải gắn với tiêu thụ.

Theo kế hoạch, để xuống giống 58.000ha lúa Hè Thu, toàn tỉnh cần gần 9.000 tấn giống. Trong khi đó, theo số liệu điều tra của Trung tâm Giống nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh hiện có 35 cơ sở nhân giống, quy mô sản xuất trên 1.000ha nhân giống lúa cấp xác nhận trong vụ Đông Xuân vừa qua. Như vậy, chỉ có thể chỉ cung cấp được 5.000 tấn lúa giống, số còn lại sẽ được các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp cung cấp từ nguồn giống của các tỉnh trong vùng và nhất là Viện Lúa ĐBSCL.

Khuyến cáo của ngành chuyên môn: Người dân cần thường xuyên thăm đồng, nắm rõ diễn biến rầy nâu trên ruộng lúa, nếu phát hiện rầy cám có màu vàng nhẹ mật số hơn 3 con/tép thì phun thuốc trừ rầy. Tuyệt đối không phun ngừa định kỳ khi mật số rầy còn thấp (dưới 3 con/tép) và không nên sử dụng thuốc phổ rộng để phun cho lúa dưới 40 ngày tuổi để bảo vệ thiên địch, tránh bùng phát rầy nâu vào cuối vụ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Quảng Ngãi Được Mùa Lúa, Trúng Mùa... Rơm Quảng Ngãi Được Mùa Lúa,… Trồng Bắp Giống Lợi Nhuận Bình Quân Cao Gấp 03 Lần So Với Trồng Lúa Trồng Bắp Giống Lợi Nhuận…