Tin thủy sản Vai trò của sốc đối với bệnh Cá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Vai trò của sốc đối với bệnh Cá

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 02/11/2018

Vai trò của sốc đối với bệnh Cá

Sốc

Sốc về sinh lý và thương tổn về thể trạng là những yếu tố chính góp phần gây dịch bệnh và chết cá trong nuôi trồng thủy sản. Sốc được định nghĩa như các yếu tố vật lý hoặc hóa học gây ra các phản ứng cơ thể có thể góp phần gây bệnh và chết. Nhiều tác nhân gây bệnh cá tiềm tàng hiện diện không ngừng trong môi trường nước, đất, không khí hoặc trong bản thân loài cá. Trong tự nhiên, cá thường có sức đề kháng đối với những tác nhân gây bệnh này và chúng có thể tìm kiếm các điều kiện sống tốt nhất có sẵn. Cá thương phẩm nuôi trong các điều kiện nuôi trồng thủy sản thương mại bị hạn chế trong đơn vị sản xuất và cá đang bị suy yếu do các điều kiện sốc bao gồm:

● Tăng mật độ cá và chất lượng nước kém( ví dụ: oxy hòa tan thấp, nhiệt độ và độ pH không mong muốn, tăng nồng độ khí carbon dioxide, amoniac, nitrit, hydrogen sulfide, chất hữu cơ trong nước.

● Tổn thương trong các thao tác( ví dụ: đánh bắt, phân loại, vận chuyển)

● Thiếu dinh dưỡng

● Và vệ sinh kém.

Những điều kiện này có thể dẫn đến suy giảm sức đề kháng, lây lan dịch bệnh và ký sinh phá hoại.

Sốc và tổn thương ban đầu sẽ gây ra phản ứng báo động( phản ứng hăng chiến hoặc ẩn trốn) sau đó sẽ kéo theo hàng loạt các thay đổi ở cá. Khi gan chuyển hóa glycogen sẽ phản ứng với nội tiết tố tiết ra từ tuyến thượng thận sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Quá trình này tạo ra nguồn năng lượng lớn giúp cá đối phó cho tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, khi nội tiết tố tiết ra từ tuyến thượng thận bị ức chế sẽ xuất hiện phản ứng viêm đây cách cá phòng thủ nhằm chống lại các sinh vật gây bệnh. Cân bằng nước ở cá( sự điều hòa áp suất thẩm thấu) sẽ bị gián đoạn do những thay đổi trong quá trình chuyển hóa khoáng chất. Trong trường hợp này, cá nước ngọt  hấp thụ quá nhiều nước từ môi trường (tình trạng thừa nước); cá nước mặn bị mất nước vào môi trường (tình trạng mất nước). Sự gián đoạn này làm tăng nhu cầu năng lượng cho sự điều hòa áp suất thẩm thấu. Tăng hô hấp, tăng huyết áp, các tế bào máu dự trữ sẽ được giải phóng vào mạch máu. 

Cá có thể thích ứng với sốc trong một khoảng thời gian; chúng có vẻ ngoài và hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, năng lượng dự trữ dần cạn kiệt và xảy ra việc mất cân bằng nội tiết tố, ức chế hệ thống miễn dịch và làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

Phòng chống nhiễm trùng Niêm dịch

Niêm dịch( lớp nhờn) là rào cản vật lý đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của các sinh vật gây hại từ môi trường vào cá. Nó cũng là một rào cản hóa học chứa enzim và các kháng thể có thể tiêu diệt cá sinh vật vgây bệnh xâm nhập. Chất nhờn này cũng giúp bôi trơn cho cá, giúp cá chuyển động dễ dàng trong nước và là phần quan trọng cho sự điều hòa áp suất thẩm thấu. Tổn thương do các thao tác( như đánh bắt, vận chuyển, v.v) và một số hóa chất trong nước( như chất lượng nước kém, điều trị bệnh) làm loại bỏ hoặc làm hỏng lớp nhờn, làm giảm hiệu quả của nó như  một rào cản nhằm chống nhiễm trùng tại thời điểm cần thiết nhất. 

Tổn thương này làm giảm sự bảo vệ hóa học của lớp nhờn và cũng dẫn đến việc hấp thụ nhiều nước ở cá nước ngọt và mất nước ở cá nước mặn. Tính bôi trơn bị giảm khiến cá dễ tiêu hao năng lượng để bơi hơn khi mà năng lượng dự trữ đã cạn kiệt.

Vảy và da

Vảy và da có chức năng như là rào cản vật lý bảo vệ cá. Có những thương tổn phổ biến nhất do việc đánh bắt, bề mặt gồ ghề của bể chứa hoặc lồng và đánh nhau do mật độ quá đông hoặc đến mùa sinh sản. Lây nhiễm ký sinh có thể gây tổn thương cho mang, da và tróc vảy.

Tổn thương vảy và da ở cá có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng. Nó cũng là nguyên nhân gây thừa nước ở cá nước ngọt và mất nước ở các sinh vật biển( sốc thẩm thấu). Cá bị nhiễm ký sinh nặng có thể chết do bị nhiễm trùng từ các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá thông qua các vùng bị tổn thương trên da.

Viêm

Viêm là phản ứng tự nhiên của tế bào đối với các tế bào protein ngoại lai chẳng hạn  vi khuẩn, vi rút, ký sinh, nấm mốc hoặc độc tố. Tính đặc trưng của chứng viêm là sưng, tấy đỏ và mất chức năng. Đó cũng là một phản ứng bảo vệ, một sự nổ lực của cơ thể  nhằm ngăn chặn và tiêu diệt các tác nhân xâm nhập.

Bất kỳ chứng sốc nào cũng gây thay đổi nội tiết tố làm giảm hiệu quả của phản ứng viêm. Sốc về nhiệt độ, đặc biệt là nhiệt độ lạnh hoàn toàn có thể ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch, loại bỏ sự bảo vệ chống lại  sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh. Nhiệt độ quá cao cũng cực kỳ bất lợi trong khả năng chống nhiễm trùng của cá. Nhiệt độ nước cao có thể có lợi cho một số tác nhân gây bệnh tăng trưởng số lượng nhanh chóng. Nhiệt độ cao cũng làm nước giảm khả năng giữ oxy, tăng tốc độ trao đổi chất và nhu cầu oxy của cá.

Kháng thể

Không giống như  chứng viêm hay các hình thức bảo vệ bình thường khác, kháng thể là hợp chất được cơ thể hình thành nhằm chống lại các tế bào protein và các vi sinh ngoại lai. Các kết quả tiếp xúc đầu tiên trong sự hình thành kháng thể của cá sẽ giúp bảo vệ nó khỏi nhiễm trùng trong tương lai bởi cùng loại vi sinh. Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm là điều quan trọng đối với cá trong việc phát triển hệ thống miễn dịch toàn diện. Cá được nuôi trong môi trường vô trùng sẽ có ít được bảo vệ khỏi bệnh tật. Cá nhỏ có thể sẽ không có phản ứng miễn dịch hiểu quả như con lớn hơn, do đó dễ bị các tác nhân gây bệnh trong môi trường xâm nhập. Sốc làm suy yếu việc sản xuất và giải phóng kháng thể. 

Sốc về nhiệt độ, đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, làm hạn chế trầm trọng khả năng sản sinh kháng thể của cá, tạo thời gian cho các tác nhân gây bệnh phục hồi và lấn át trở lại. Sốc kéo dài làm giảm hiệu quả cử hệ thống miễn dịch và tăng cơ hội cho các vi sinh gây bệnh phát triển.

Phòng chống dịch bệnh

Nhiều sách báo đã viết về việc chuẩn đón và điều  trị bệnh cụ thể ở cá; tuy nhiên, sự phòng ngừa thông qua biện pháp quản lý tốt là cách kiểm soát tốt nhất để giảm thiểu các vấn đề bệnh tật và chết cá. Việc quản lý tốt liên quan đến việc duy trì chất lượng nước tốt, ngăn ngừa tổn thương, sốc trong việc cung cấp dinh dưỡng và sử dụng quy trình vệ sinh tốt. Sau đây là các biện pháp quản lý giúp ngăn ngừa sốc và những nguyên nhân gây chết cá.

Chất lượng nước

1. Không được chứa cá vượt khả năng chứa của ao và bể

2. Theo dõi các thông số về chất lượng nước.

3. Duy trì nồng độ hòa tan của oxi trên 5 mg/lít. Mức oxi dưới mức tối ưu sẽ không gây chết cá ngay mà có thể làm cá sốc dẫn đến cá chết từ từ.

4. Ngăn chặn sự tích tụ của các mảnh vụn hữu cơ, chất thải nitơ (ammonia and nitrite), carbon dioxide, and hydrogen sulfide.

5. Duy trì nồng độ pH, độ kiềm và nhiệt độ thích hợp cho từng loài.

Xử lý và vận chuyển

1. Hãy sử dụng những phương pháp đánh bắt làm giảm những tổn thương về thể chất và sốc.

2. Khi có thể sử dụng lưới đan trong đánh bắt thay vì lướt thắt nút để làm giảm tổn thương và tróc vảy.

3. Tốc độ và tính nhẹ nhàng khi thao tác cá là điều quan trọng nhất.

4. Giảm tối thiểu số lần bắt cá ra khỏi nước và vận chuyển cá càng nhanh càng tốt.

5. Thu hoạch, đánh bắt và vận chuyển cá vào thời điểm cá ít bị sốc và nhiễm trùng.

6. Thùng vận chuyển và thùng chứa nên đủ rộng để cá bơi tự do và không có góc nhọn hoặc cạnh nhọn gây tổn thương cho cá.

7. Duy trì điều kiện nước tối ưu trong khi đánh bắt, vận chuyển và thao tác cá.

8. Mức độ oxi hòa tan cao rất quan trọng giúp cá phục hồi nhanh chóng sau quá trình bị đánh bắt.

9. Muối( từ 0.3%-1.0%) có thể được sử dụng trong nước khi vận chuyển để làm giảm tối thiểu sốc thẩm thấu và nhiễm ký sinh cho cá nước ngọt.

10. Đá có thể được thêm vào khi vận chuyển để ngăn chặn việc tăng nhiệt độ của nước nguyên nhân làm giảm oxy trong nước, làm tăng tỷ lệ đổi chất và nhu cầu oxi của cá. 

Dinh dưỡng

1. Cho ăn với chế độ ăn chất lượng cao đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loài.

2. Sử dụng tỉ lệ cho ăn thích hợp (tránh cho ăn quá nhiều hoặc bỏ đói cá)

3. Lưu trữ thức ăn ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh bị hư hỏng. Nếu có thể hãy lưu trữ thức ăn cho cá bằng tủ đông.

4. Loại bỏ cá chết hợp lý để tránh lây lan bệnh.

5. Sử dụng phương pháp vệ sinh tốt làm sạch thiết bị, ao hồ và bể chứa. Khử trùng thùng chứa, lưới và thiết bị để làm giảm tối thiểu truyền nhiễm ký sinh và dịch bệnh từ đàn này sang đàn khác.

Vệ sinh

1. Kiểm dịch đối với tất cả cá mới và quan sát những con bị chết. Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm chuẩn đoán để kiểm tra ký sinh và đánh giá các bệnh do vi rút và vi khẩn gây ra.

2. Ngăn chặn cá mang mầm bệnh sống ở  nguồn nước cung cấp chính( như ao, hồ, sông , suối)

3. Loại bỏ tất cả cá chết khỏi hệ thống sản xuất ngay khi quan sát thấy.

Kết luận

Sốc làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cá nhằm chóng lại các tác nhân gây hại xâm nhập. Khi dịch bệnh xảy ra cần xác định các yếu tố sốc tiềm ẩn cũng như các vi sinh gây bệnh. Việc điều trị các yếu tố sốc nên đi trước hoặc là song song với việc điều trị hóa học. Điều trị bệnh chỉ là cách nhân tạo làm chậm sự lây nhiễm tạo thời gian cho hệ thống miễn dịch của cá phản ứng. Bất kỳ sốc nào cũng ảnh hưởng xấu đến cá sẽ dẫn đến vấn đề dịch bệnh tiếp diễn. Ngăn ngừa bệnh sẽ tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn là xử lý cá chết.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bệnh mang Amip (AGD): Hướng dẫn thực tế - phần 1 Bệnh mang Amip (AGD): Hướng… Một giải pháp dựa trên thực vật cho sức khỏe tôm Một giải pháp dựa trên…