Mô hình kinh tế Vải Thiều Trung Quốc Thâm Nhập Vùng Biên Lạng Sơn?
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Vải Thiều Trung Quốc Thâm Nhập Vùng Biên Lạng Sơn?

Ngày đăng 30/06/2014

Vải Thiều Trung Quốc Thâm Nhập Vùng Biên Lạng Sơn?

Theo cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cho biết, đang tiến hành làm rõ thông tin vải ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc thâm nhập vùng biên vào tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vải thiều nội địa xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.

Gần đây, tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng - Lạng Sơn) xuất hiện thông tin người dân địa phương tiêu thụ và sử dụng một loại vải thiều lạ, không rõ nguồn gốc.

Loại vải này quả mọng, to và đều được bán nhiều ở khu vực chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc). Có những ngày số lượng vải “lạ” trên được tiêu thụ lên tới gần chục tấn.

Theo đó, nguồn gốc của loại vải này được một số người dân sống tại khu vực biên giới “xách tay” từ chợ Pò Chài (Trung Quốc) về bán tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh.

Do hình thức đẹp nên có rất nhiều người tới mua mặc dù giá cao gần gấp đôi so với vải nội địa. Thường một cân vải “Tàu” có giá từ khoảng 25 nghìn đồng.

Khi ăn, loại vải thiều này có vị ngọt rất khác lạ và đậm sắc hơn vải có nguồn gốc từ Lục Ngạn, Bắc Giang hoặc Hải Dương.

Khoảng một tháng trước, một lô vải thiều số lượng lớn được nhập từ bên kia biên giới đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Thời gian sau đó, vải Trung Quốc thưa dần, có những ngày hầu như không có một cân vải đưa vào Việt Nam.

Tuy nhiên, có người lại cho rằng không hề có chuyện vải thiều Trung Quốc tuồn vào Việt Nam, vì năm nào nước ta cũng ồ ạt xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường chính là Trung Quốc. Bởi nhu cầu về mặt hàng này trong nước chưa đủ đáp ứng nên Trung Quốc mới tiến hành nhập khẩu.

Nếu có là do tình trạng “quay vòng của sản phẩm”, thương lái Trung Quốc thường chọn lựa rất kỹ, mua những quả vải to và đều nên khi sang đến Trung Quốc, có những quả bị dập, thâm đen trong quá trình vận chuyển sẽ bị loại bỏ. Do đó, nhiều người lại mua và đưa trở lại Việt Nam tiêu thụ.

Trao đổi với PV, ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, thường thì vải thiều Trung Quốc chín sớm hơn vải nước ta nên họ đã thu hoạch cách đây khoảng 1 tháng. Những khu vực trồng vải như đảo Hải Nam và vùng Quảng Đông, Quảng Tây đều đã thu hoạch xong.

Nếu so về hình thức thì vải thiều Trung Quốc trông đẹp mắt hơn nhưng chất lượng và giá cả kém hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa. Trong tiền lệ, từ trước đến nay chưa bao giờ có vải thiều Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam.

Vải thiều Trung Quốc thâm nhập vùng biên Lạng Sơn?

Ông Thuỷ khẳng định, sẽ tiến hành kiểm tra lại để làm rõ thực hư việc có hay không có vải thiều Trung Quốc thâm nhập vùng biên, tuồn vào nội địa. “Vải Trung Quốc năm nay chín sớm trong khi sản phẩm trong nước chưa ra tới thị trường nên việc trao đổi sản phẩm của cư dân giữa hai nước có thể diễn ra, đó là điều hết sức bình thường. Việc buôn bán này hoàn toàn có thể nhưng số lượng vải tuồn sang không đáng kể” - ông Tùng lý giải.

Bà Đặng Thị Ngân - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh, Lạng Sơn cho biết: hàng ngày chúng tôi vẫn làm việc bình thường tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh nhưng chưa hề ghi nhận được thông tin có vải Trung Quốc xuất hiện.

Hiện nay, cửa khẩu vẫn đang làm thủ tục xuất khẩu cho hàng nghìn tấn vải tiêu thụ sang Trung Quốc, do đó khả năng vải Trung Quốc đem sang Việt Nam tiêu thụ là hầu như không có.

“Hiện tại, mỗi ngày Cửa khẩu Tân Thanh xuất khoảng vài trăm tấn vải thiều sang Trung Quốc, tương đương với số lượng khoảng 30 - 50 xe. Cửa khẩu Cốc Nam mỗi ngày làm thủ tục cho khoảng trên 100 xe/ ngày với khối lượng gần 2.000 tấn vải. Sản phẩm vải trong nước đang ế ẩm như vậy thì việc đưa vải Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sang Việt Nam tiêu thụ có vẻ rất vô lý” - bà Ngân cho hay.

Cũng theo bà Ngân, từ trước đến nay, chưa bao giờ có chuyện quả vải Trung Quốc xuất hiện trên thị trường Lạng Sơn cũng như tại Việt Nam. Do đó, bà con tại những vùng trồng vải có thể yên tâm vì hoạt động giao thương buôn bán vải vẫn diễn ra hết sức bình thường sang bên kia cửa khẩu.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Trồng Rau Thơm Thu Tiền Tỷ Trồng Rau Thơm Thu Tiền… Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Hà Lan Tăng Trưởng Ấn Tượng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang…