Tin nông nghiệp Ứng dụng phần mềm soi rừng và đất lâm nghiệp
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Ứng dụng phần mềm soi rừng và đất lâm nghiệp

Tác giả Linh Nê, ngày đăng 21/12/2015

Ứng dụng phần mềm soi rừng và đất lâm nghiệp

Trong đó, Đắk Lắk và 14 tỉnh đã hoàn thành và công bố tổng điều tra rừng năm 2014 sẽ phải cập nhật diễn biến rừng bằng ứng dụng phần mềm mới.

Đó là thông tin được ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết tại hội nghị Báo cáo và chuyển giao ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp vừa tổ chức tại Đắk Lắk.

Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng hàng năm của Tổng cục Lâm nghiệp.

Các kết quả kiểm kê, theo dõi là cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. 

Tuy nhiên, từ trước đến nay, những dữ liệu thông tin về lâm nghiệp đa phần được lưu trữ rải rác và manh mún, gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát cho các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Hoài Dương, PGĐ Sở NN- PTNT Đắk Lắk cho biết địa phương này đã tiến hành nhiều đợt kiểm kê rừng trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, sau khi có kết quả kiểm kê, các dữ liệu đôi khi bị “bỏ quên” mà không được quan tâm cập nhật đầy đủ, thường xuyên. 

“Chúng ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để tiến hành kiểm kê rừng rất công phu.

Ấy vậy mà chỉ vì sơ xuất trong khâu cập nhật số liệu mà chỉ trong một thời gian ngắn, những số liệu đó đã trở nên lạc hậu, không đúng với thực tế, mất đi giá trị sử dụng.

Điều này thực sự rất đáng tiếc”, ông Dương chia sẻ.

Để khắc phục tình trạng này, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, Tổng cục Lâm nghiệp đã triển khai dự án Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp (FORMIS).

Dự án do Chính phủ Phần Lan và Chính phủ Việt Nam tài trợ.

Các ứng dụng và hệ thống FORMIS bao gồm: Hệ thống nền FORMIS, hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng, cổng thông tin ngành lâm nghiệp VN, hệ thống chia sẻ dữ liệu ngành lâm nghiệp, hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, hệ thống báo cáo nhanh kiểm lâm và văn phòng điện tử Tổng cục Lâm nghiệp.

Đến nay, sau giai đoạn triển khai thí điểm từ năm 2009-2013, FORMIS đang triển khai giai đoạn 2 (FORMIS II), dự kiến kéo dài đến hết năm 2018. Mục tiêu của FORMIS II là hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp trong việc xây dựng hệ thống thông tin giúp các ban ngành, các đơn vị liên quan tại VN có thể tiếp cận và trao đổi các dữ liệu, thông tin về lâm nghiệp.

Cụ thể, hệ thống sẽ cung cấp một hệ thống nền công nghệ thông tin liên lạc thống nhất, tích hợp các số liệu nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ công tác quản lý rừng bền vững...

Ông Nguyễn Thanh Điền, điều phối viên đào tạo của dự án FORMIS II, cho biết phần mềm được xây dựng trên 2 phiên bản: Ứng dụng trên máy tính và ứng dụng trong môi trường web.

Nó được ứng dụng một bộ công cụ mới dựa trên công nghệ GIS mã nguồn mở hiện đại.

Chỉ cần máy tính cá nhân, kể cả khi không có kết nối internet, phần mềm này vẫn có thể làm việc bình thường.

Đặc biệt, ứng dụng này được sử dụng hoàn toàn miễn phí, người dùng không phải trả bất cứ khoản tiền nào về vấn đề bản quyền.

Đắk Lắk là địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp do FORMIS chuyển giao.

Quá trình triển khai trên thực tế đã cho được kết quả chính xác đến từng lô rừng, từng loại rừng và trữ lượng rừng… Mọi diễn biến rừng như thay đổi về mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, tình trạng chặt phá, cháy rừng… đều được cập nhật vào hệ thống rất kịp thời.

Hơn thế, nguồn lực, công sức và thời gian của các cán bộ kiểm lâm địa phương cũng được tiết kiệm đáng kể.

“Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong năm 2014, Đắk Lắk có khoảng 7.000 ha diện tích rừng thay đổi diễn biến.

Hãy làm một phép tính đơn giản, lấy con số này chia bình quân cho 12 tháng và 15 huyện.

Kết quả, trung bình có khoảng 38 lô phải cập nhật diễn biến/tháng (1 lô tương đương 1 ha).

Với một cán bộ có trình độ sử dụng máy tính cơ bản, sau 4-5 ngày tập huấn, có thể cập nhật được dữ liệu của 1 tháng chỉ trong vòng 6 tiếng.

Thậm chí có người có thể cập nhật được 100 lô diễn biến/ngày, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức”, ông Điền cho hay.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Rau cần VietGAP xuất khẩu sang Hàn Quốc sạch thế nào Rau cần VietGAP xuất khẩu… TP.HCM tái cơ cấu nền nông nghiệp động lực là khoa học công nghệ TP.HCM tái cơ cấu nền…