Tin nông nghiệp Trồng nấm sạch lãi khá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng nấm sạch lãi khá

Tác giả Lê Khánh, ngày đăng 13/01/2018

Trồng nấm sạch lãi khá

Trồng thử nghiệm thấy hiệu quả tốt, ông Nguyễn Thanh Cước (xã Tân Hải, TX La Gi, Bình Thuận) liền mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 khu trại để phát triển mô hình trồng nấm sạch.

Ông Cước chia sẻ, muốn trồng nấm thành công vừa phải đảm bảo kỹ thuật vừa phải có nhiệt huyết

Không chỉ vậy, ông Cước còn có thể tận dụng triệt để chất thải trồng nấm để làm phân bón cho vườn cây thanh long, tiết kiệm được một nguồn chi phí đáng kể.  

Không nặng nhọc

Là một nông dân điển hình, luôn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương nên ông Cước thường xuyên tìm hiểu các loại cây trồng phù hợp với địa phương để đưa vào sản xuất, phát triển kinh tế. Cuối năm 2016, thông qua các tài liệu, sách báo ông nhận thấy các tỉnh lân cận có phong trào trồng nấm rất phát triển, nhiều người làm giàu từ nghề này nhưng địa phương mình chưa có ai trồng.

Vì thế, ông bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm và xuống cơ sở sản xuất phôi nấm ở Bà Rịa - Vũng Tàu mua 2.000 phôi nấm bào ngư về trồng thử nghiệm. “Phải trồng thử để tự mình đánh giá kết quả như thế nào. Tôi phân ra làm 3 mức để đánh giá là mức trung bình (lỗ tiền công), tốt (có lời nhưng ít) và rất tốt (lời nhiều). Sau 3 tháng, tôi lãi được 5 triệu, đạt mức tốt. Thế nên tôi quyết định sẽ đầu tư trồng nấm và sẽ rút kinh nghiệm dần để tăng tính hiệu quả”, ông Cước cho biết.

Liền sau đó, ông Cước quyết định bỏ ra 100 triệu đầu tư xây trại trên diện tích 150m2 và mua 15.000 phôi nấm (12.000 phôi nấm bào ngư và 3.000 phôi nấm tuyết) về trồng. Sau 3 tháng ông đã lấy được vốn và bắt đầu có lãi. Vừa trồng vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn nên thu nhập của gia đình ông tăng lên từng ngày.

“Có ngày tôi xuất ra thị trường gần 40kg nấm bào ngư và 20kg nấm tuyến. Với giá bán 30.000 đồng/kg nấm bào ngư và 20.000 đồng/kg nấm tuyết, tính ra ngày hôm đó tôi thu được trên 1,5 triệu đồng”, ông Cước bộc bạch.  

Chia sẻ kinh nghiệm

Qua thực tiễn trồng nấm suốt gần 1 năm của mình, ông Cước chia sẻ, không phải tất cả các loại nấm đều có kỹ thuật giống nhau. Bản thân ông khi trồng 2 loại nấm bào ngư và nấm tuyết thì nhận thấy nấm tuyết có giá bán rẻ nhưng dễ chăm sóc hơn. Chỉ cần đảm bảo đủ nhiệt độ, độ ẩm, thỉnh thoảng tưới nước là thu hoạch được nhưng nấm bào ngư lại phải chăm sóc kỳ công.

Nếu thực hiện đúng quy trình, mỗi phôi nấm sẽ cho thu hoạch từ 4 - 5 lứa cho lãi gấp đôi chi phí SX

“Làm nấm bào ngư cần tránh nước xâm nhập vào bên trong phôi nấm. Sau khi thu hoạch phải vệ sinh sạch sẽ từng miệng phôi nấm nếu không thì sau lứa đầu, phôi nấm sẽ mốc xanh và không thể cho nấm tiếp nữa. Như thế người trồng chắc chắn sẽ lỗ. Thế nên, tôi cũng muốn chia sẻ với những người có ý định trồng nấm, nếu trồng loại nấm này phải rất chịu khó và kỹ càng. Còn muốn chắc ăn thì nên trồng nấm tuyết”, ông Cước bật mí.

Từ hiệu quả của mô hình trồng nấm bào ngư và nấm tuyết, cách đây 3 tháng, ông Cước bắt đầu trồng thêm nấm rơm. Điều đặc biệt là khi đã trồng nấm bào ngư và nấm tuyết trước đó thì ông không hề mất chi phí cho việc mua nguyên liệu trồng nấm rơm. Bởi, những phôi nấm bào ngư và nấm tuyết khi hết thời điểm thu hoạch và loại bỏ sẽ được sử dụng để ủ nấm rơm. Ông chỉ cần mua phôi nấm về là có thể trồng.

“Vừa qua, tôi cũng đã bắt đầu thu hoạch lứa nấm rơm đầu tiên. Giá bán nấm rơm hiện lên tới 80.000 đồng/kg, trong khi SX không mất tiền mua nguyên liệu, chi phí SX chỉ mất 10.000 đồng/kg... Không chỉ vậy, nấm rơm thu hoạch xong thì phế thải của nó lại dùng làm phân bón cho 1.000 trụ thanh long trong vườn nữa, tiết kiệm được khoảng 30 triệu đồng tiền mua phân hữu cơ hàng năm. Nói chung là giờ mình tận dụng triệt để được tất cả, không để lãng phí thứ gì”, ông Cước tính toán.

Theo ông Cước, trồng nấm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Phải dành nhiều thời gian theo dõi, kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để nấm phát triển. Trại thường duy trì nhiệt độ ở mức 25 - 30oC và độ ẩm khoảng 65 - 70%. Nếu làm tốt khâu kỹ thuật thì mỗi phôi nấm sẽ cho thu hoạch từ 4 - 5 lứa.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bất ngờ với hàng loạt tác dụng cực tốt của cây cọ ta, không trồng là phí Bất ngờ với hàng loạt… Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 9 – 15/1) Những dịch bệnh hại cần…