Mô hình kinh tế Trồng lúa thơm đưa nông dân ra biển lớn !
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng lúa thơm đưa nông dân ra biển lớn !

Ngày đăng 30/05/2015

Trồng lúa thơm đưa nông dân ra biển lớn !

Trong bối cảnh đó, nông dân Sóc Trăng trồng lúa thơm đạt lợi nhuận 50 - 70% đang mở ra một hướng đi mới, dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức cam go!

Lợi nhuận cao

“Nhiều nông dân trồng lúa thơm đã đạt lợi nhuận từ 50 - 70%. Đây là nền tảng quan trọng để địa phương phát triển sản xuất lúa thơm” - kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Chủ tịch Liên Hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng, cho biết. Cũng cần nói thêm, kỹ sư Hồ Quang Cua là người đã gắn bó cùng nhiều nhà khoa học hàng đầu hơn 20 năm qua để lai tạo thành công các giống lúa thơm dòng ST.

Từ lâu Sóc Trăng được xem là “cái nôi” trồng lúa thơm của ĐBSCL. Tỉnh có khoảng 148.000ha đất trồng lúa. Trong đó, diện tích nông dân trồng lúa đặc sản chiếm gần 44%. Đây là thành quả từ nỗ lực dành nguồn vốn đầu tư nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho cây lúa. Từ năm 1992 - 2015, Sóc Trăng đã dành gần 9 tỉ đồng để thực hiện 20 đề tài, dự án về nghiên cứu chọn tạo và phục tráng các giống lúa. Nổi bật lên các chương trình lai tạo lúa thơm dòng ST.

Từ đó, nhiều thương hiệu như gạo ST bước đầu tạo được niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. Những thành quả hiện nay có công rất lớn của lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng khi “rất mặn mòi” với lúa thơm cách đây hơn 20 năm. Cụ thể, năm 1993, lúc ngân sách còn thiếu trước hụt sau, nhưng UBND tỉnh Sóc Trăng đã xuất ngân sách mua trữ trên 600 tấn giống lúa thơm KhaoDak Mali để đầu tư cho sản xuất. Sau đó, từng bước xác định phát triển lúa thơm như “giữ vững ổn định sản lượng nhưng ngày càng nâng cao chất lượng”; “phấn đấu diện tích lúa đặc sản đạt ít nhất 20% diện tích gieo trồng”…

Trồng lúa thơm tốn nhiều công sức và chi phí hơn trồng lúa thường, cần phải gắn với đầu ra ổn định. Điều này đòi hỏi nông dân liên kết để sản xuất lớn cung cấp lúa hàng hóa ổn định cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhiều HTX được hình thành gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra hạt lúa. HTX Lúa - tôm Hòa Lời (xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, là một điển hình sau gần 7 năm tham gia trồng lúa thơm.

Theo ông Mai Văn Chánh, Chủ nhiệm HTX Lúa - tôm Hòa Lời: “Nông dân xuất manh mún nhỏ lẻ thiếu kỹ thuật, thiếu các dịch vụ hỗ trợ và thường gặp rất nhiều rủi ro. Từ năm 2009, HTX cùng Công ty GENTRACO thành lập liên minh Gạo Việt - Hòa Lời đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho nông dân.

Cụ thể, đầu vào xã viên mua chung khối lượng lớn mua trực tiếp của công ty được sản phẩm chất lượng và rẻ hơn so với mua cá nhân bên ngoài từ 10 - 15%. Toàn bộ lúa của xã viên được công ty bao tiêu mua cao hơn giá thị trường từ 20 - 25%. Bình quân mỗi héc-ta mỗi năm xã viên thu nhập lợi nhuận cao hơn các hộ bên ngoài khoảng 20 triệu đồng.

Điều làm ông Mai Văn Chánh tâm đắc nhất, đó là: “Nông dân hợp tác trồng lúa thơm đã có ý thức cộng đồng, khả năng làm việc theo nhóm, xóa dần tập quán canh tác cũ, thay đổi theo hướng tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển hiện nay”.

Đưa gạo thơm ra thế giới

Trong khoảng 7 năm qua, lúa thơm ST5 của Sóc Trăng đã được xuất khẩu với giá trị lên đến 730USD/tấn. Năm 2015, có sụt giảm nhưng giá trị gạo ST5 vẫn luôn ở mức từ 600USD/tấn trở lên. Đây mới chỉ là giống lúa thơm thuộc dạng “bậc trung”, chứ chưa phải cao cấp. Nhóm nghiên cứu của kỹ sư Hồ Quang Cua đang có tham vọng đưa các giống ST đỏ, ST tím và các giống ST từ 20 - 25, có giá trị xuất khẩu ở ngưỡng 800USD/tấn.

Từ 5.000ha năm 1995 đến năm 2015, diện tích gạo thơm Sóc Trăng có khả năng đạt khoảng 100.000ha. Nói nghe đơn giản, nhưng mất gần 20 năm, các kỹ sư như Hồ Quang Cua mới lập được thương hiệu. Sóc Trăng - “Thủ phủ lúa thơm” hiện nay đã giải quyết được hai vấn đề: Một là đặt nền móng vững chắc cho khát vọng giống lúa đạt ngưỡng xuất khẩu 700 - 800USD/tấn gạo của Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát. Hai là giúp nông dân trồng lúa đạt lợi nhuận trên 30% như mong muốn của Chính phủ.

“Các nhà khoa học của Sóc Trăng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tạo ra các giống lúa thơm mang thương hiệu ST. Thời gian tới, tỉnh cần phải mời gọi đầu tư một hệ thống sấy, xay xát, đánh bóng, tách màu, đóng gói chất lượng. Qua đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu, mời các khách hàng lớn ở nước ngoài để tạo đầu ra ổn định cho lúa thơm Sóc Trăng” - GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, nói.

“Trong lịch sử, gần trăm năm trước, gạo ngon Sóc Trăng đã xuất hiện trên thị trường châu Âu. Cách đây hơn 1/4 thế kỷ gạo Việt Nam đã xuất hiện lại trên thị trường thế giới. Với hoạt động chọn tạo giống ngày một nâng cao, gạo Sóc Trăng ít nhiều cũng đã vươn ra thế giới. Nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn công tác tổ chức trong cánh đồng lớn, chúng ta sẽ đưa những nông dân nhỏ ra biển lớn, tức sản phẩm của họ hội nhập với thị trường lúa gạo toàn cầu” - kỹ sư Hồ Quang Cua nói một cách tự tin!

Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đặc sản là định hướng đúng

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Việt Nam là cường quốc về xuất khẩu gạo, nhưng phần lớn là gạo chất lượng thấp, giá thấp với các tên gọi chung là gạo 5% tấm, 25% tấm, chưa có những thương hiệu gạo mạnh. Diện tích, sản lượng lúa chất lượng cao còn ít, tỷ trọng xuất khẩu chưa nhiều. Yêu cầu tái cơ cấu toàn diện ngành lúa gạo theo hướng giảm lúa thường, tăng lúa chất lượng cao, hướng đến xây dựng thương hiệu lúa gạo đang trở nên cấp bách.

Một số nghiên cứu chuỗi giá gạo đặc sản tỉnh Sóc Trăng cho thấy, tổng lợi nhuận trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo đặc sản vượt trội so với lúa gạo thông thường. Nếu kết hợp với phương thức tổ chức sản xuất phù hợp như mô hình cánh đồng lớn, tổ chức tốt và thực chất “liên kết 4 nhà”, thì nông dân được hưởng tới 84% tổng số lợi nhuận của chuỗi. Thực tế cho thấy, các giống lúa đặc sản ST và OM các loại dễ tiêu thụ hơn, giá lúa ST5 có lúc cao hơn 40% lúa thường.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tây Ninh thay đổi quy hoạch, giảm mía, tăng mì Tây Ninh thay đổi quy… Đậu nành trên đất lúa Đậu nành trên đất lúa