Tin nông nghiệp Trồng cây ăn trái trên nền đất phù sa cổ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng cây ăn trái trên nền đất phù sa cổ

Tác giả Hồng Huệ, ngày đăng 19/09/2020

Trồng cây ăn trái trên nền đất phù sa cổ

Đất phù sa cổ là đất có tỉ lệ cát cao nên rất dễ suy thoái hữu cơ. Nhà vườn chuyển đổi từ trồng lúa qua trồng cây ăn trái sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ.

Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân ĐBSCL mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây ăn trái.

Ông Mai Thành Trung, một nông dân gắn bó với cây lúa mấy mươi năm, ở huyện Vĩnh Hưng, Long An cũng quyết định chuyển đổi một phần diện tích của 10ha đất ruộng sang làm vườn. Ông cho hay, lí do là vì “Thấy người ta trồng bưởi có lời nên ham quá”.

Vườn bưởi 4ha của ông Trung mới được lập từ năm 2017. Hiện nay, cây đã bắt đầu cho “trái chiến”. Nhưng trước đó, ông đã phải mất gần 8 năm để tìm tòi, học hỏi cách trồng bưởi ở nhiều nơi.

Tuy nhiên đến khi xắn tay vào làm, ông vẫn không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, bởi có quá nhiều vấn đề gặp phải trong thực tế.

Và đó, cũng là tình trạng chung của hầu hết nhà vườn gặp phải khi chuyển đổi sang trồng cây ăn trái trên nền đất lúa tại Vĩnh Hưng nói riêng và nhiều khu vực khác của ĐBSCL nói chung.

Theo các nhà khoa học, với cây ăn trái, từ xưa, những vùng thuộc trung thổ ĐBSCL, tức khu vực nằm giữa sông Mekong gồm Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, một phần tỉnh Đồng Tháp, và một phần tỉnh Bến Tre được xác định là nơi có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng phù hợp nhất để phát triển cây ăn trái. Ngoài khu vực này ra là không khuyến cáo trồng cây ăn trái lâu năm.

Tuy nhiên, ngày nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được phát triển ở nhiều nơi. Nhiều vùng, cây ăn trái thay thế cây lúa với diện tích lớn dù chất đất chưa phù hợp gây khó khăn trong quá trình canh tác.

Vì vậy, để trồng hiệu quả cây ăn trái trên nền đất lúa, nhà vườn cần nắm vững đặc tính đất ở từng khu vực.

Phần lớn đất ở ĐBSCL đều chịu tác động của phèn. Do đó, xác định chính xác tầng phèn của đất trước khi lên líp là điều rất quan trọng.

Song song đó, việc cải tạo đất, rửa phèn cần thực hiện thường xuyên, liên tục để tránh tác hại phèn lên vườn cây. Với vùng đất Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Long An nói riêng và vùng Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, vốn có chất đất là phù sa cổ. Vì vậy, ít chịu tác động của phèn.

Tuy nhiên, tại một số nơi, pH đất khá thấp, do đó, việc bón vôi, lân nung chảy, hay Đầu Trâu mặn phèn để cải tạo đất là điều nhà vườn cần chú thực hiện. 

Về dinh dưỡng, theo các nhà khoa học, bản chất đất phù sa cổ là đất có tỉ lệ cát cao nên rất dễ suy thoái hữu cơ.

So với các loại đất khác như đất phèn, đất mặn, tiến trình suy thoái hữu cơ cũng diễn ra nhanh hơn. Việc lên líp khi lập vườn và bồi dưỡng dinh dưỡng trong những năm tiếp theo cần lưu ý để tránh quá trình thoái hóa diễn tiến nhanh, ảnh hưởng sự sinh trưởng của vườn cây.

Ngoài ra, các nhà khoa học cho biết, cây trồng muốn tạo ra trái cần phải hấp thụ 14 loại chất từ đất. Các chất này gồm đa trung và vi lượng. Bà con cần bón đầy đủ, cân đối các chất cây mới cho hiệu quả năng suất cao.

Bón phân mất cân đối, thừa chất này, thiếu chất kia sẽ làm cho cây kém phát triển. Đây cũng chính là lí do mà các nhà khoa học nhấn mạnh bà con cần nên bón phân cân đối.

Về cách chăm sóc cây ăn trái nói chung, đặc biệt là cây bưởi trên nền đất phù sa cổ của vùng ĐBSCL, bà con cần chú ý, vào đầu mùa mưa, giai đoạn vườn cây sau thu hoạch cần tỉa cành, tạo tán, rửa vườn. Sau đó, tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp NPK chuyên dùng với liều lượng phù hợp.

Cụ thể:

- Sau thu hoạch: Bón NPK Đầu Trâu AT1, ượng bón: từ 0,5 – 1 kg/gốc.

- Giai đoạn cây ra hoa, cần bón thúc NPK Đầu Trâu AT2, lượng bón: 0,5 - 1 kg/gốc

- Ở giai đoạn Nuôi trái: Khi trái nhỏ: bón NPK Đầu Trâu AT3, lượng bón từ 0,3-0,5kg/gốc

+ Khi trái lớn: Bón thêm NPK tỉ lệ 2:1:3 như Đầu Trâu Nuôi Trái, lượng bón từ 0,5-1,5kg/gốc/lần. Hàm lượng Kali sulphat cao trong sản phẩm rất phù hợp để nuôi trái, giúp gia tăng giá trị nông sản, hạn chế sượng múi ở một số loại cây ăn trái giá trị cao như sầu riêng và khô đầu múi ở bưởi, cam.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Gạo Việt xuất khẩu mạnh nhờ chất lượng tăng Gạo Việt xuất khẩu mạnh… Châu chấu tre lưng vàng và châu chấu sa mạc khác nhau thế nào? Châu chấu tre lưng vàng…