Mô hình kinh tế Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao

Ngày đăng 11/12/2013

Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Đặc biệt, cá lăng chấm là đặc sản có giá trị kinh tế cao, song điều kiện môi trường bị suy thoái do nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, khai thác bằng phương tiện hủy diệt như dùng xung điện, thuốc nổ... nên đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức, đơn vị nào áp dụng tiến bộ KHKT mới vào nuôi thử nghiệm cá lăng chấm trong ao. Vì vậy, năm 2013, với hỗ trợ của nguồn vốn sự nghiệp khoa học, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao”. Dự án có tổng nguồn vốn trên 600 triệu đồng được thực hiện trong 2 năm (2013 – 2014); được hỗ trợ 100% con giống, công lao động và chỉ đạo kỹ thuật; 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh, vật tư thực hiện dự án.

Cán bộ Trung tâm Thủy sản, Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tốc độc phát triển của cá lăng chấm.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Sau khi chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, nguồn nước; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lăng chấm, tháng 6 vừa qua, đơn vị tiến hành thả cá giống do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I cung cấp.

Cá giống lúc thả có kích cỡ 12 – 15cm/con, trọng lượng trung bình 25 – 30g/con; mật độ thả 1 con/m2. Trong điều kiện nuôi nhốt, cung cấp đầy đủ thức ăn với hàm lượng đạm cao, năm đầu cá có thể đạt 0,3 – 0,4kg/con. Sau 2 năm nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1 – 1,2kg/con.

Với diện tích ao nuôi của mô hình là 3.000m2, hiện nay cá lăng chấm nuôi trong ao tại Trung tâm phát triển tốt, không dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Dự án thực hiện thành công, đơn vị sẽ tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, cung cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm giúp người dân áp dụng hiệu quả, tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Trưởng phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ cho biết): Việc triển khai dự án ban đầu rất khả quan. Cá lăng chấm thích hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi trồng tại Trung tâm. Việc áp dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh vốn còn nghèo nàn về thành phần loài. Đặc biệt, lăng chấm là cá da trơn có chất lượng cao nên có thể xem xét việc xuất khẩu loài cá này khi sản xuất với số lượng lớn. Được biết, hiện nay nhu cầu cá lăng chấm tiêu thụ trong nước rất lớn.

Cá lăng chấm thương phẩm có trọng lượng 1- 1,5kg/con có thể được bán với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg. áp dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thành công sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, tạo việc làm cho người dân.

Đồng thời, mở hướng nghiên cứu nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao; góp phần giảm áp lực khai thác loài cá lăng trong tự nhiên vốn đang trong tình trạng bị cạn kiệt (có tên trong sách Đỏ Việt Nam). Việc nuôi và tiến tới nhân giống thành công loài cá quý này chính là biện pháp bảo tồn hiệu quả nhất trước nguy cơ tiệt chủng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản. Đặc biệt, cá lăng chấm là đặc sản có giá trị kinh tế cao, song điều kiện môi trường bị suy thoái do nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, khai thác bằng phương tiện hủy diệt như dùng xung điện, thuốc nổ... nên đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức, đơn vị nào áp dụng tiến bộ KHKT mới vào nuôi thử nghiệm cá lăng chấm trong ao. Vì vậy, năm 2013, với hỗ trợ của nguồn vốn sự nghiệp khoa học, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao”. Dự án có tổng nguồn vốn trên 600 triệu đồng được thực hiện trong 2 năm (2013 – 2014); được hỗ trợ 100% con giống, công lao động và chỉ đạo kỹ thuật; 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh, vật tư thực hiện dự án.

Cán bộ Trung tâm Thủy sản, Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tốc độc phát triển của cá lăng chấm.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Sau khi chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, nguồn nước; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lăng chấm, tháng 6 vừa qua, đơn vị tiến hành thả cá giống do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I cung cấp. Cá giống lúc thả có kích cỡ 12 – 15cm/con, trọng lượng trung bình 25 – 30g/con; mật độ thả 1 con/m2. Trong điều kiện nuôi nhốt, cung cấp đầy đủ thức ăn với hàm lượng đạm cao, năm đầu cá có thể đạt 0,3 – 0,4kg/con. Sau 2 năm nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1 – 1,2kg/con.

Với diện tích ao nuôi của mô hình là 3.000m2, hiện nay cá lăng chấm nuôi trong ao tại Trung tâm phát triển tốt, không dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Dự án thực hiện thành công, đơn vị sẽ tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, cung cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm giúp người dân áp dụng hiệu quả, tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Trưởng phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ cho biết): Việc triển khai dự án ban đầu rất khả quan. Cá lăng chấm thích hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi trồng tại Trung tâm. Việc áp dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh vốn còn nghèo nàn về thành phần loài. Đặc biệt, lăng chấm là cá da trơn có chất lượng cao nên có thể xem xét việc xuất khẩu loài cá này khi sản xuất với số lượng lớn. Được biết, hiện nay nhu cầu cá lăng chấm tiêu thụ trong nước rất lớn. Cá lăng chấm thương phẩm có trọng lượng 1- 1,5kg/con có thể được bán với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg. áp dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thành công sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, tạo việc làm cho người dân. Đồng thời, mở hướng nghiên cứu nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao; góp phần giảm áp lực khai thác loài cá lăng trong tự nhiên vốn đang trong tình trạng bị cạn kiệt (có tên trong sách Đỏ Việt Nam). Việc nuôi và tiến tới nhân giống thành công loài cá quý này chính là biện pháp bảo tồn hiệu quả nhất trước nguy cơ tiệt chủng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bò Sữa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Bền Vững Bò Sữa Giúp Nông Dân… Xử Lý Hành Chính 23 Trường Hợp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Xử Lý Hành Chính 23…