Mô hình kinh tế Tìm đầu ra cho hạt gạo
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tìm đầu ra cho hạt gạo

Ngày đăng 29/06/2015

Tìm đầu ra cho hạt gạo

Sân nhà cũng đang “bỏ trống” !

Chuỗi giá trị ngành lúa gạo ở ĐBSCL nhìn chung còn nhiều hạn chế từ đầu vào lẫn đầu ra. Trong vùng vẫn còn thiếu các loại giống xác nhận, giống chất lượng cao, công tác kiểm soát giống còn nhiều bất cập, giống do người dân tự sản xuất còn nhiều; chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chưa đảm bảo; dịch vụ khuyến nông hạn chế nhiều mặt, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia tổ nhóm và hợp tác xã canh tác lúa chưa được tiến hành bài bản và theo các phương pháp tiếp cận phù hợp, dẫn đến tổ nhóm và hợp tác xã thiếu bền vững.

Phần lớn nông dân ĐBSCL còn duy trì giải pháp “an toàn”, đó là sản xuất lúa thường (IR 50404) “cho chắc”. Ngoài ra, kỹ thuật sấy, tạm trữ ở cấp hộ gia đình chưa tốt, công nghệ chế biến, bao bì, nhãn mác và kiểm soát kênh phân phối của các doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, tính cam kết giữa các “nhà” trong liên kết “4 nhà” chưa chặt chẽ (nông dân và doanh nghiệp hay “bẻ kèo”), đối với nhà “bán lẻ” trong nước thì mối liên kết này càng lỏng lẻo hơn (tình trạng trưng bày gạo lộ thiên, trộn lẫn, nâng/giảm giá tùy tiện còn rất phổ biến).

Theo Vụ Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ), vấn đề thiếu thương hiệu gạo xuất khẩu mạnh của quốc gia, của vùng ĐBSCL trên thị trường lúa gạo quốc tế đã được nhận diện từ lâu. Đối với gạo đặc sản, vấn đề xây dựng thương hiệu cần được ưu tiên trước khi bàn đến việc mở rộng sản xuất, tăng năng suất, tăng sản lượng. Tại vựa lúa ĐBSCL, đã có gạo “Một bụi đỏ Hồng Dân” (Bạc Liêu), “Nàng Nhen Bảy Núi” (An Giang), “Gạo Nàng Thơm Chợ Đào” (Long An) với giá bán có loại cao hơn gấp rưỡi gạo thường, nhưng lại chưa có các thương hiệu chỉ dẫn địa lý như  “gạo Việt Nam”, “gạo ĐBSCL”, “gạo thơm Sóc Trăng”... để thế giới biết đến.

Bởi vậy, các loại gạo đặc sản nêu trên thực ra “nổi tiếng” chủ yếu trong nước do chưa có chỉ dẫn địa lý, một trong những yếu tố quan trọng của thương hiệu, để có thể đứng vững ở thị trường nước ngoài. Ngay cả phương thức phân phối trên thị trường nội địa cũng có vấn đề. Kênh phân phối truyền thống trong nước là gạo được phơi bán lộ thiên không đóng gói, không có nhãn mác, gạo bị trộn lẫn tùy tiện. Nếu không chấn chỉnh tình trạng này, gạo Việt có thể khó đứng vững ngay trên sân nhà, nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành vào cuối năm nay và việc gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gần kề… Khi đó, gạo ngoại sẽ xuất hiện ngày càng nhiều với chất lượng, mẫu mã, giá cả đa dạng, gạo Việt sẽ tổn thương nặng nề ngay trên sân nhà.

Chiến lược cho gạo thơm

Trong khoảng 7 năm qua, lúa thơm ST5 của Sóc Trăng đã được xuất khẩu với giá trị lên đến 730 USD/tấn. Nổi lên là nhóm nghiên cứu của kỹ sư Hồ Quang Cua đang có tham vọng đưa các giống ST đỏ, ST tím và các giống ST từ 20 đến 25, có giá trị xuất khẩu ở ngưỡng 800 USD/tấn.

Cùng lúc này, Myanmar có hai loại gạo thơm là Lone Thwal Hmwe và Paw San. Trong số này, Paw San được đánh giá là loại gạo ngon, giá xuất khẩu khoảng 900 USD/tấn. Giới hữu quan Myanmar cho biết, nông dân địa phương sẽ cần phải sản xuất thêm một khối lượng lớn gạo thơm để cung cấp cho thị trường EU do tiêu thụ nội địa đã chiếm gần hết sản lượng hàng năm. Và Myanmar đang đặt mục tiêu tăng 100% lượng gạo xuất khẩu trong năm 2015 (năm ngoái xuất 100.000 tấn) sang thị trường EU.

Các chuyên gia lúa gạo cho rằng, Myanmar xây dựng thị trường bài bản. Bước đầu họ giới thiệu mặt hàng, xây dựng thương hiệu. Khi khách hàng ăn quen và biết rõ chất lượng gạo của họ rồi, họ mới bắt đầu tung mạnh và tổ chức sản xuất. Đây là những bài học mà Việt Nam cần tham khảo. Không chỉ Myanmar mà Campuchia cũng là một đối thủ “tiềm năng” trong xuất khẩu gạo đối với Việt Nam.

Các chuyên gia lúa gạo đã cảnh báo, cần thận trọng với thị trường gạo phẩm cấp thấp xuất vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, gạo thơm lại “lộ diện” nhiều đối thủ. Đây là những thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam tái cơ cấu lại các mặt hàng xuất khẩu gạo. Trong bối cảnh đó, người ta đặt kỳ vọng vào Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Người vừa được bầu vào vị trí “lèo lái” con thuyền VFA chính là ông Huỳnh Thế Năng - một người khá am hiểu về vựa lúa ĐBSCL.

Ông Huỳnh Thế Năng từng giữ vị trí Giám đốc Sở NN&PTNT rồi Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. An Giang là một trong những tỉnh ĐBSCL dẫn đầu khá nhiều về các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp - nhất là cây lúa. Chính vì vậy, người ta hy vọng Chủ tịch VFA Huỳnh Thế Năng sẽ tìm ra những bước đi căn cơ để hình thành các phân khúc xuất khẩu gạo trên nền tảng hình thành các vùng nguyên liệu ổn định!


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững Rau an toàn Tứ Xã… Vượt khó sản xuất hè thu Vượt khó sản xuất hè…