Tin thủy sản Tiềm năng nuôi cá rô phi nước mặn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tiềm năng nuôi cá rô phi nước mặn

Tác giả Hải Linh - Theo Thefishsite, ngày đăng 07/09/2021

Tiềm năng nuôi cá rô phi nước mặn

Sản xuất cá rô phi trong môi trường biển mang lại một số lợi thế so với nuôi cá nước ngọt truyền thống khi nước mặn sẵn có ở hầu hết các quốc gia, cá nếu thoát ra cũng có ít nguy cơ xâm lấn và đặc biệt, cá rô phi sản xuất trong nước mặn còn được biết đến với hương vị tuyệt vời.

Một trang trại cá rô phi nước mặn ở Honduras. Ảnh: Greg Lutz

Theo thống kê của FAO, sản lượng nuôi cá rô phi nước mặn dao động từ 7 – 18% sản lượng thu hoạch hàng năm trong ba thập kỷ qua. Phần lớn điều này là do các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở các vùng ven biển khắp châu Á và châu Mỹ nuôi cá rô phi Mozambique hoặc các dòng cá đỏ.

Tại Philippines

Các nhà nghiên cứu tại đây đã phát triển một giống cá rô phi tổng hợp (được gọi là “Molobicus”) kết hợp khả năng chịu mặn của cá rô phi Mozambique với tốc độ tăng trưởng vượt trội của cá rô phi sông Nile.

Giai đoạn đầu của dự án Molobicus bao gồm lai giữa cá rô phi Mozambique hoang dã với dòng cá rô phi sông Nile cải tiến. Các con lai thu được sau đó được lai với những con cá Mozambique khác từ quần thể hoang dã, để tạo ra những con cá có kích thước khoảng 75% loài Mozambique và 25% từ cá rô phi sông Nile. Điều này được coi là cần thiết để đảm bảo mức độ chịu mặn cao.

Sự miễn cưỡng của cá cái rô phi sông Nile khi giao phối với cá đực Mozambique đã được khắc phục thông qua việc sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau một thế hệ lai tạp, kết quả thể hiện khả năng chịu mặn tương đương với cá Mozambique thuần chủng, trong khi tốc độ tăng trưởng đến 120 ngày trong môi trường nước lợ thấp hơn một chút, nhưng không khác biệt đáng kể so cá rô phi sông Nile.

Một số gia đình lai xa đã được lai tạo và sử dụng làm nền tảng cho một chương trình chọn lọc nhằm cải thiện khả năng chịu mặn và tăng trưởng qua một số thế hệ. Việc lựa chọn diễn ra riêng biệt ở các ao nước lợ đầu vào thấp (độ mặn trung bình: 15 ppt) và các hệ thống bể thâm canh (22 ppt). Mặc dù, trọng lượng cơ thể ở 5 tháng tuổi tăng khoảng 6,7%/thế hệ trong môi trường ao nuôi sau 5 thế hệ, cá thể hiện mức tăng 10,6%/thế hệ so cùng thời gian trong điều kiện nuôi thâm canh. Tỷ lệ sống trong điều kiện nhiễm mặn cũng tăng lên theo từng thế hệ, đạt 82% và 84% ở thế hệ chọn lọc thứ tư.

Phân tích phân tử sau đó của thế hệ thứ bảy cho thấy, cấu tạo của dòng Molobicus đã thay đổi đáng kể theo các gen của cá rô phi sông Nile do kết quả của quá trình chọn lọc, mặc dù cùng một chương trình chọn lọc đảm bảo cá bảo tồn khả năng chịu mặn của chúng.

Năm 2017, mô hình này đã sản xuất hơn một triệu cá giống được bán với giá khoảng 0,01 USD/con. Năm 2020, 5 mô hình được chọn thí điểm ở vùng Pangasinan để giới thiệu Molobicus thế hệ thứ 11.

Tại Honduras

Việc phát triển mô hình cá rô phi chịu mặn cũng đã thành công ở Honduras vài năm trước. Ba dòng lai khác biệt được tạo ra trong nỗ lực phát triển cá rô phi chịu mặn để nuôi thương phẩm trong lồng trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, có một vấn đề là thực tế người tiêu dùng địa phương yêu cầu cá rô phi đỏ, không giống như dòng Molobicus.

Mỗi quần thể cơ sở phải chịu sự lựa chọn để tăng trưởng và tồn tại trong môi trường trang trại, cấu tạo cơ thể và cuối cùng là màu đỏ đồng nhất. Trong những thế hệ đầu tiên của mô hình, cá bột được sản xuất trong nước ngọt và dần dần thích nghi với độ mặn tăng dần. Sau 4 năm chọn lọc, cá được phát triển có thể sinh sản ở độ mặn 20 ppt, tăng trưởng 6 – 7 g/ngày ở độ mặn 35 ppt (tùy thuộc vào kích thước và độ tuổi) và chịu được độ mặn vượt quá 53 ppt. Hầu hết cá tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 – 4 g/ngày, ngay cả khi độ mặn đạt 50 ppt. Tỷ lệ sống trong lồng thường là 75 – 95% khi nuôi thương phẩm.

Năm 2018, các nhà nghiên cứu tại Đại học Zamorano đã đánh giá hiệu suất giai đoạn ương nước mặn của cá bột từ thế hệ thứ 7 của mỗi quần thể. Họ cho biết ở độ mặn 30 ppt, cá con (trọng lượng trung bình 0,45 g) đạt kích thước trung bình từ 121 – 132 g trong 113 ngày, với tỷ lệ sống trung bình là 83%. Với kích thước này, những con cá này sẽ được thả vào lồng để nuôi thương phẩm với 10 kg/m3 và thu hoạch ở mức 50 kg/m3 sau 120 ngày, với kích thước trung bình là 650 g.

Các nhà nghiên cứu lạc quan rằng những con cá rô phi chịu mặn này sẽ cung cấp một sự thay thế có lợi cho NTTS ven biển trên toàn thế giới.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giải quyết vấn đề ký sinh trùng trên tôm Giải quyết vấn đề ký… Khoai lang lên men - Thành phần thức ăn thủy sản bền vững Khoai lang lên men -…