Tin thủy sản Thu nhập cao nhờ nuôi ghép cá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thu nhập cao nhờ nuôi ghép cá

Tác giả Nguyên Đạt, ngày đăng 23/03/2020

Thu nhập cao nhờ nuôi ghép cá

Nhiều năm qua, với mô hình nuôi ghép nhiều loại cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Lê Văn Bon (57 tuổi, ngụ KV.Bình Thường B, P.Long Tuyền, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) trở nên nổi tiếng.

Ông Bon cho biết việc nuôi lồng ghép nhiều loại cá sẽ không lo bị lỗ, bởi nếu cá này xuống giá thì có cá khác “gỡ lại”.

Từ thất bại đầu tiên

Hiện ông đang nuôi tổng hợp cá thát lát và sặt rằn. Những lúc giá cá thát lát “lao dốc”, ông Bon tuy buồn vì nguồn thu chính giảm sút nhưng vẫn còn đó hàng tấn cá sặt rằn để “bỏ ống”. Ông Bon kể trước năm 2000, khi đơn vị ông công tác giải thể, ông trở về ruộng đồng với diện tích hơn 1 ha đất do cha mẹ để lại. “Tôi vốn xuất thân nông dân, giờ về lại với ruộng đồng thì đam mê trỗi dậy. Bởi vậy, tôi nhanh tay cải tạo đất để bắt đầu hành trình làm nhà nông chính hiệu”, ông Bon nói.

Theo ông Bon, lúc này ông cũng tham quan nhiều nơi để học hỏi nhằm chuẩn bị vốn kiến thức về nông nghiệp làm hành trang khởi nghiệp. Sau đó, ông quyết định đào khoảng 50% diện tích thành các ao nuôi cá, còn lại lên bờ trồng cây. “Làm nông nghiệp thật sự không phải dễ, bởi tôi đã nhiều lần thất bại, mà điển hình nhất là thấy người ta nuôi cá tra hiệu quả, tôi cũng làm theo, cuối cùng lỗ hơn 100 triệu đồng”, ông Bon tâm sự.

Sau cú làm ăn đầu tiên thất bại, ông Bon gần như phải làm lại từ đầu. Lúc này, ông lại tiếp tục học hỏi để tìm mô hình hay, trong đó con cá kết hợp với cây ăn trái được ông đặc biệt quan tâm. Cú thất bại đầu tiên đã cho ông Bon bài học lớn đó là phải đa canh, nuôi lồng ghép, rồi chú ý nhu cầu của thị trường để tránh tình trạng trúng mùa mất giá. “Tôi mất gần 3 năm để đi khắp nơi học hỏi, thử nghiệm, sau đó quyết tâm nuôi ghép các loại cá dưới ao, trên bờ trồng cây ăn trái sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc, dừa, nuôi thêm gà thả vườn, nhím sinh sản, trồng hoa kiểng...”, ông Bon nói.

Tận dụng hết thức ăn

Qua nhiều cố gắng, năm 2003, ông Bon thả nuôi cá rô đồng ghép với cá sặt rằn và rất thành công. Sau vài vụ nuôi, ông chuyển qua nuôi cá rô đầu vuông ghép với sặt rằn. Khi phong trào nuôi cá rô “nở rộ”, giá cá xuống thấp, ông Bon chuyển qua nuôi cá lóc kết hợp với cá sặt rằn. Đặc biệt, 4 năm gần đây ông “bén duyên” với con cá thát lát và vẫn tiếp tục ghép với cá sặt rằn. “Do các loại cá ăn các tầng khác nhau nếu chỉ nuôi một loại sẽ rất phí vì có hiện tượng dư thừa thức ăn. Từ đó, khi nuôi loại nào tôi cũng tính toán để ghép nhằm tận dụng hết thức ăn, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao”, ông Bon nói.

Hiện nay, mỗi vụ ông Bon thả khoảng 50.000 con cá thát lát giống, 100.000 con cá sặt rằn giống, đến khi thu hoạch hơn 15 tấn cá thát lát, 5 tấn cá sặt rằn cho thu nhập hơn 1 tỉ đồng. “Quá trình nuôi ghép cần phải chú ý hoàn thiện quy trình, nắm vững kỹ thuật quản lý đầu con để không bị hao hụt. Trong chăm sóc phải chú ý ngừa bệnh. Đặc biệt là quản lý nguồn nước cho tốt, các loại cá có thời gian nuôi khác nhau nên tính toán đến khi thả ghép sẽ cho thu hoạch một lượt…”, ông Bon nói.

Bây giờ, tuy đã hoàn thiện quy trình nuôi nhưng ông Bon vẫn tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo chuyên đề do các cấp hội nông dân và ngành nông nghiệp tổ chức. Bởi theo ông, nếu không nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất sẽ khó đạt hiệu quả cao.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân P.Long Tuyền, cho biết: “Cách làm của anh Bon cho thấy nếu nông dân nhanh nhạy trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động thực hiện các mô hình tổng hợp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Mô hình của anh Bon đang được nhiều bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá nước lạnh Tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi… Phòng bệnh đốm trắng trên tôm Phòng bệnh đốm trắng trên…