Mô hình kinh tế Thanh niên 9X thành công mô hình nuôi hàu ghép cá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thanh niên 9X thành công mô hình nuôi hàu ghép cá

Tác giả Nguyễn Trang, ngày đăng 11/05/2021

Thanh niên 9X thành công mô hình nuôi hàu ghép cá

Anh Đinh Văn Ngọc (sinh 1993, thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thuận thế hệ 9X phát triển thành công nuôi hàu ghép cá thương phẩm, trở thành tấm gương làm giàu cho thanh niên địa phương.

Anh Đinh Văn Ngọc thành công mô hình nuôi hàu ghép cá mú, cá dìa trên sông Đầm

Anh Đinh Văn Ngọc đang nuôi 6 bè hàu diện tích gần 200 m2, mỗi năm hàu nuôi 2 vụ, kéo dài 6 tháng/vụ, thu hoạch được 1,2 tấn/năm, ghép cá mú, cá dìa thương phẩm, trừ các chi phí, mỗi năm lãi ròng hơn 100 triệu đồng.

Tốt nghiệp cao đẳng ngành công tác xã hội, anh có công việc ổn định tại TP Hồ Chí Minh, nhưng năm 2017 anh Ngọc quyết định trở về quê hương khởi nghiệp. Anh chia sẻ: “Thời điểm sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, tôi đã gặp được một người anh ở tỉnh Khánh Hòa và được anh hướng dẫn cách nuôi hàu, tôi cảm thấy nghề nuôi hàu có tiềm năng đối với vùng sông nước quê tôi”. Sau đó, anh Ngọc đã quyết định rời phố về quê, vừa tham gia nhiều hoạt động của thanh niên địa phương vừa phát triển nuôi hàu ở lòng sông Đầm, thôn Tuyết Diêm 1. Anh cho biết: “Sông Đầm có vị trí thuận lợi, tầng nước sâu, cuối dòng đổ ra cửa biển, giao thoa thủy triều lên xuống, nguồn nước thích hợp để nuôi hàu”.

Ban đầu, năm 2017, anh Ngọc thả lưới vuông 4 ô nuôi 2.000 con giống hàu sữa Thái Bình Dương, khi hàu được 2 tháng, anh tiếp tục thả 1.000 cá mú giống tận dụng mặt đáy nước; mỗi ô có diện tích 12 m2, cách đáy 1,5 m. Sau đợt nuôi đầu tiên, anh thu được 1,2 tấn hàu, 5 – 6 tạ cá mú, tỷ lệ sống đạt 70%. Anh cho biết: “Sự thành công ban đầu khuyến khích tôi mở rộng hơn nuôi hàu ghép cá thương phẩm”.

Đến nay, anh đang nuôi 6 bè diện tích gần 200 m2, tương đương gần 32 m2/bè nuôi gồm 3.000 con hàu, 250 cá mú, 200 cá dìa. Thu hoạch hàu gần 1,4 tấn/năm, giá bán 40.000 đồng/kg, cá mú thương phẩm đạt 1,2 – 1,5 kg/con, giá bán 230.000 đồng/kg, cá dìa trọng lượng 150 – 200 g/con, giá bán 150.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lãi ròng hơn 100 triệu/năm.

Chia sẻ phương pháp nuôi hàu sữa Thái Bình Dương ghép cá mú, cá dìa, anh Ngọc cho biết: “Hàu sữa Thái Bình Dương có đặc điểm lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn hơn so với hàu bản địa. Khi hàu nuôi được 2 tháng đã bám chắc vào dây treo, thời điểm này có thể tiến hành thả cá xuống. Còn đặc điểm của cá mú, cá dìa là sống ở tầng đáy bè nuôi, còn hàu thì nuôi theo dây phía trên tầng nước”.

Những con hàu bám vào dây trong bè nuôi của anh Ngọc

Về nguồn thức ăn, anh Ngọc chia sẻ, hàu chỉ ăn phù du, vi sinh vật trong nước, nên nguồn thức ăn cho hàu không tốn kém, trong khi đó, cá mú và cá dìa sẽ ăn các cá tạp, cá được mua về cắt nhỏ và chia làm các bữa ăn trong ngày.

Sau hơn 4 năm nuôi hàu ghép cá thương phẩm, theo anh Ngọc, việc thực hiện mô hình này cũng còn những khó khăn nhất định. Như vào mùa hè, những con ốc lông bám vào hàu giống như loại thiên địch, gây chết hàu bằng dịch nhầy ốc. Ngoài ra, sự sinh sôi của các loại cua, cá nóc trong sông Đầm cũng là tác nhân cắn vỡ vỏ hàu, nhất là càng cua rất mạnh mà vỏ hàu khi còn nhỏ rất dễ vỡ. Do vậy, công việc nuôi hàu rất vất vả, anh Ngọc thường xuyên thăm bè nuôi để gỡ từng con ốc ra khỏi con hàu, có những ngày anh gỡ cả 2 – 3 kg ốc lông. “Nếu không gỡ hết thì chỉ sau 1 đêm, những con ốc có thể tiết chất nhầy gây chết hàu. Mùa hè, tôi phải làm việc cả ngày vì đó là thời gian ốc sinh sản” – anh nói.

Anh Ngọc đang dự định sẽ thả thêm 2.000 con cá dìa và cá mú để nuôi ở tầng đáy của bè. Nhìn nhận lại suốt quá trình nuôi, anh Ngọc cho rằng: “Để có thể phát triển làm giàu bằng nghề nuôi thủy sản thì không chỉ bề dày kinh nghiệm, mà còn biết phát huy tối đa diện tích nuôi để mang lại hiệu quả, đồng thời lấy ngắn nuôi dài”.

Sự thành công khi nuôi hàu ghép cá mú, cá dìa thương phẩm của anh Ngọc là mô hình để tuổi trẻ làng biển học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, anh nhận được sự tín nhiệm địa phương và bầu lên chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thuận trở thành tấm gương cho thanh niên trong phát triển kinh tế.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thâm canh cây ăn quả theo VietGAP, thu 300 - 700 triệu đồng/ha Thâm canh cây ăn quả… Trồng cỏ, hái tiền Trồng cỏ, hái tiền