Tin nông nghiệp Thạc sĩ kinh doanh thuyết phục nông dân làm ăn hợp tác xã
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thạc sĩ kinh doanh thuyết phục nông dân làm ăn hợp tác xã

Tác giả Thanh Thủy, ngày đăng 31/07/2017

Thạc sĩ kinh doanh thuyết phục nông dân làm ăn hợp tác xã

11 hợp tác xã kiểu mới ở Khánh Hòa đều được Thạc sĩ Phạm Mạnh Cường nâng đỡ, xuống tận ruộng thuyết phục bà con thành lập.

Ông Phạm Mạnh Cường tại vườn rau thơm của hợp tác xã rau Đắc Lộc. Ảnh: NVCC

Luật Hợp tác xã 2012 đã mở đường cho nhiều hợp tác xã kiểu mới ra đời tại các địa phương trên cả nước. Mô hình này thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, bởi các xã viên có toàn quyền trong hoạt động sản xuất và tài sản của mình. Ngoài ra, còn được hưởng nhiều lợi ích, hỗ trợ đầu vào và đầu ra sản phẩm.

Thời điểm luật ban hành, nông dân Khánh Hòa vẫn còn canh tác manh mún. Thạc sĩ Phạm Mạnh Cường - Phó phòng kinh tế và hợp tác trang trại (Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Khánh Hòa) có cơ hội tiếp cận với bà con trên địa bàn tỉnh. Sau khi nắm bắt được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ông có cơ sở để tham mưu chính sách sát với thực tế.

Xuất thân từ nhà nông, thạc sĩ sinh năm 1969 hiểu rõ nỗi vất vả của bà con khi giá bán nông sản không ổn định. Thương lái thường tìm cơ hội ép giá để đạt lợi nhuận cao nhất, trong khi người dân chỉ mong bán được sản phẩm và đảm bảo giá trị ngày công (khoảng 120.000 đồng).

Ông cho rằng, nông dân muốn quyết định được giá bán, giá thành sản xuất, hiệu quả sinh lời của đồng vốn đầu tư sau mỗi chu kỳ kinh doanh... thì phải tiến tới làm ăn có tổ chức. Xuất phát từ thực tế đó, ông xuống tận ruộng tư vấn, thuyết phục cho bà con thành lập hợp tác xã kiểu mới.

Ông Cường cho biết, việc thành lập hợp tác xã kiểu mới không khó, cần vốn điều lệ 100 triệu đồng và ít nhất 8 thành viên. Tuy nhiên, để thành công thì các xã viên phải xác định được lợi thế và hạn chế về con người, đất đai, quan hệ sở hữu, quản lý, phân phối, vốn, thị trường, kết cấu hạ tầng, công cụ, sản phẩm, dịch vụ, nghĩa vụ, quyền lợi, tư cách của thành viên... Đồng thời, đánh giá được cơ hội và thách thức để xây dựng được phương án kinh doanh hiệu quả, sát với thực tế, tránh bị động.

Đơn vị đầu tiên ông Cường đến gặp là tổ hợp tác trồng rau tại thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang. Địa bàn có nghề canh tác hoa màu lâu đời trên nền đất phù sa bồi đắp hàng năm, nông sản chủ lực là các loại rau thơm như ngò gai, ngò rí, mùi, tía tô... với giá bán thấp, trung bình 10.000 đồng mỗi kg. Năm 2015, thôn Đắc Lộc thành lập tổ hợp tác để tập trung sản xuất nhưng hiệu quả không cải thiện nhiều.

Ông Cường xuống tận nơi, trò chuyện và chỉ cho bà con thấy được lợi ích tham gia hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã 2012. Cụ thể, bà con sẽ được hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm qua các kênh siêu thị, trường học. Nếu thành công, giá bán ổn định và không phụ thuộc vào thương lái.

Thạc sĩ Cường chia sẻ, có những lúc ông muốn bỏ giữa chừng. Bà con chưa quen với mô hình mới, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, nên họ trông chờ nhiều vào hỗ trợ của nhà nước, thay vì hiểu rằng mỗi thành viên phải biết chia sẻ lợi ích. Thương lái đứng bên ngoài níu kéo, phá giá, thậm chí tung tin nếu vào hợp tác xa mất hết tài sản khiến người nông dân lung lay.

“Tôi nghĩ đã làm thì quyết không bỏ cuộc”, ông Cường nói. Vậy nên cuối tuần, ông kiên trì xuống tận đồng ruộng, phân tích cho nông dân thấy được lợi ích lâu dài của việc liên kết sản xuất. 

Đến tháng 9/2016, 8 hộ nông dân đã đồng ý thành lập hợp tác xã Rau VietGap Đắc Lộc đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa. Các tiêu chuẩn VietGap được đưa vào áp dụng, sản lượng đạt 25 tấn mỗi tháng, tăng giá bán lên 17.000-34.000 đồng mỗi kg giúp xã viên dần ổn định kinh tế.

Cho tới nay, ông đã tư vấn thành lập thêm 10 hợp tác xã kiểu mới sản xuất rau an toàn, mía đường, chăn nuôi gia cầm, dịch vụ tổng hợp, củ quả và cây ăn quả. Trong đó, 8 hợp tác xã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh và 3 nơi đang chờ thủ tục cấp. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thái Lan hướng tới 'ông lớn ngành trái cây' thế giới Thái Lan hướng tới 'ông… Kỹ sư địa chất đưa rong nho Khánh Hòa ra thế giới Kỹ sư địa chất đưa…