Tin thủy sản Thả tôm giống sau Tết, cần lưu ý gì?
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thả tôm giống sau Tết, cần lưu ý gì?

Tác giả P.V, ngày đăng 22/02/2016

Thả tôm giống sau Tết, cần lưu ý gì?

Chọn và thả giống

Chỉ mua tôm giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; được kiểm dịch; cỡ giống tôm sú từ P15 - P20; tôm thẻ chân trắng từ P12 trở lên; kích cỡ đồng đều (số lượng tôm khác cỡ không vượt quá 5%).

Thả giống:

- Mật độ thả: Đối với tôm sú- nuôi thâm canh 15 - 20 con/m2; nuôi bán thâm canh 8 - 14 con/m2. Đối với tôm thẻ chân trắng: 30 - 60 con/m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi) và 60 - 80 con/m2 (những hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện).

- Cách thả: Trước khi thả giống cần so sánh các chỉ số môi trường (pH, độ mặn...) giữa trại giống và ao nuôi để điều chỉnh môi trường nhằm tránh gây sốc cho tôm. Mỗi ao nuôi cần thả đủ lượng giống trong một lần. Toàn vùng nuôi nên tập trung thả giống trong 3 - 4 ngày.      

Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 - 12 giờ để đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/l đối với tôm sú và 6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát, không thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp, thả tôm ở đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.

Quản lý môi trường ao nuôi

Để tạo môi trường nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cần theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Các cơ sở nuôi tôm nên có ao lắng để chủ động nguồn nước cấp vào ao nuôi, cần chủ động quản lý môi trường để có điều chỉnh kịp thời, phù hợp:

- Hạn chế lấy nước vào ao nuôi. Chỉ thay nước khi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường và đáy ao hoặc cấp nước bổ sung khi nước trong ao bị cạn. Nguồn nước cấp phải lấy từ ao chứa đã được xử lý và phải lọc qua lưới mắt nhỏ. Lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000m3 chạy quạt liên tục, đến khi hết dư lượng Chlorine thì tiến hành bơm vào ao nuôi (qua túi lọc). Nên thay nước từ từ và thực hiện nhiều lần để tránh gây sốc cho tôm.

Quản lý thức ăn (xem bảng dưới đây)


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Vùng thủy sản đua nhau làm hầm khí biogas Vùng thủy sản đua nhau… Sản xuất cá tra tháng 1/2016 vẫn chưa có dấu hiệu tích cực Sản xuất cá tra tháng…