Mô hình kinh tế Tái cơ cấu ngành chăn nuôi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Ngày đăng 05/08/2015

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Nỗi lo về giá

Ông Đặng Văn Bảy, ngụ xã Nhị Long, huyện Càng Long (Trà Vinh), cho biết: “Gia đình sống ở nông thôn dù canh tác gần 10 công ruộng nhưng cuộc sống tạm đủ ăn. Suy nghĩ nát nước để tìm hướng vươn lên làm giàu, cuối cùng tôi chọn làm thêm nghề chăn nuôi bởi việc này phù hợp với điều kiện nông thôn. Theo đó, tôi dành dụm kinh phí để nuôi bò, do xung quanh ruộng có nhiều cỏ để làm thức ăn cho bò, vì vậy giảm được chi phí đầu tư. Ban đầu nuôi chỉ 2 con bò, sau đó thấy việc nuôi bò dễ dàng bởi bò không bị dịch bệnh, chăm sóc đơn giản… nên tôi phát triển đàn lên 4 con, rồi 8 con. Thông thường khoảng 8 tháng nuôi bò vỗ béo là có thể xuất chuồng với giá 20-22 triệu đồng/con. Với đàn bò này, tính ra thu nhập mỗi năm cả trăm triệu đồng, cao gấp nhiều lần làm lúa”.

Ông Lê Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Long nhìn nhận, vài năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò thịt ở xã phát triển nhanh với tổng đàn khoảng 2.000 con. Nguyên nhân là do giá bò thịt dao động ở mức cao khoảng 20 triệu đồng/con trở lên, và quá trình nuôi hầu như rất ít rủi ro nên đảm bảo cho nông dân lời nhiều; vì thế nghề chăn nuôi bò đang rất triển vọng. Theo ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, thực tế cho thấy so với sản xuất lúa hoặc một số loại hoa màu khác thì mô hình chăn nuôi bò mang hiệu quả kinh tế rõ rệt. Điều đặc biệt là nhiều địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, nhờ đẩy mạnh nuôi bò đã giúp bà con vươn lên khá giả. Hiện Trà Vinh đang triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó mô hình nuôi bò được chú trọng phát triển.

Nếu như nghề nuôi bò khá ổn định thì những hộ nuôi heo cứ mãi phập phồng bởi giá cả lên xuống thất thường. Ông Trần Văn Hùng, hộ nuôi heo lâu năm ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành (Đồng Tháp), trăn trở: “Mấy ngày nay giá heo hơi giảm chỉ còn khoảng 3-3,2 triệu đồng/tạ, trong khi chi phí đầu tư để nuôi mỗi tạ heo không dưới 4 triệu đồng; vì vậy ai xuất chuồng đợt này cũng đều thua lỗ. Điều nghịch lý là mấy năm nay, giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao, trong khi giá heo hơi thường có xu hướng giảm nên nhiều hộ nuôi không có lời, buộc phải giảm đàn”. 

Liên kết phát triển chăn nuôi

Bộ NN&PTNT cho rằng, vùng ĐBSCL có tiềm năng phát triển các mô hình chăn nuôi, tuy nhiên việc chăn nuôi thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế như còn phổ biến dạng nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, thiếu liên kết… Để vực dậy ngành chăn nuôi cần tập trung phát triển liên kết chuỗi theo hướng giá trị gia tăng, gắn chặt từ khâu cung cấp con giống chất lượng đến thức ăn, nuôi thương phẩm, thu mua, tiêu thụ… Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát lưu ý, để việc chăn nuôi đi vào ổn định, tăng chất lượng, tăng hiệu suất, giảm giá thành,… thì các địa phương chú ý mô hình trang trại, cần có cơ chế để phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng này. Hiện tại toàn vùng ĐBSCL có khoảng 908 trang trại chăn nuôi, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,…

Thời gian qua, chăn nuôi ở các trang trại có hiệu quả kinh tế bởi áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, quản lý thuận lợi, liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp thức ăn, tiêu thụ sản phẩm,… nhờ đó giảm được chi phí giá thành và đầu ra được đảm bảo. Ông Nguyễn Lợi Đức, Chủ trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn ở huyện Tri Tôn (An Giang), khẳng định: “Để chăn nuôi thành công phải phát triển mô hình trang trại. Bản thân tôi đang chuyển hàng chục héc-ta đất lúa sang trồng cỏ để nuôi đàn bò hơn 400 con và sẽ hướng tới quy mô 2.000 con trong tương lai. Một khi nuôi trang trại quy mô lớn, chất lượng con giống tốt… thì sẽ có các công ty liên kết nên không lo ngại đầu ra”.

Theo Cục Chăn nuôi, thời gian qua xuất hiện một số mô hình liên kết chăn nuôi hiệu quả như: Công ty San Hà liên kết với HTX Gò Công (Tiền Giang) tiêu thụ 1.500 con gà/ngày; công ty Ba Huân liên kết các trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang để tiêu thụ sản phẩm; DNTN Vĩnh Nghiệp (Vĩnh Long), Xí nghiệp chế biến thực phẩm Meko (Cần Thơ) liên kết với các trang trại nuôi vịt ở Kiên Giang, Bạc Liêu,… thu mua trứng vịt muối xuất khẩu. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp cung ứng con giống chất lượng, thức ăn, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật,… cho người dân nuôi theo quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật mới; sau đó trả tiền công cho người nuôi theo hiệu suất đạt được. Mô hình liên kết “nuôi gia công” đang thúc đẩy phát triển nghề chăn nuôi, ở đó đôi bên đều có lợi.

Hạn chế của ĐBSCL là các HTX và tổ hợp tác chăn nuôi không nhiều. Đa phần lại thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn, quy mô sản xuất nhỏ, tổ chức quản lý và hoạt động thiếu chiến lược, tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ… Đây là những yếu điểm cần khắc phục để phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giống cây mới ở Việt Nam nông dân đầu tiên trồng Sachi Giống cây mới ở Việt… Niềm vui chuyển đổi cây trồng Niềm vui chuyển đổi cây…