Nuôi cua Tác dụng của Leucine trên Ghẹ Đốm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tác dụng của Leucine trên Ghẹ Đốm

Tác giả Huỳnh Như (Lược dịch), ngày đăng 26/03/2021

Tác dụng của Leucine trên Ghẹ Đốm

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Leucine (Leu) ở các nồng độ khác nhau lên tăng trưởng, hoạt động của enzyme tiêu hóa, và một số chỉ tiêu miễn dịch của ghẹ đốm (Portunus trituberculatus).

Vai trò của Leucine với động vật thủy sản

Hàm lượng đạm và thành phần các amino acid thiết yếu trong thức ăn được xem là hai yếu tố quan trọng cho tăng trưởng và sức khỏe của động vật thủy sản. Leucine là một trong 3 nhanh Chained Amino Acids. Leu đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và sinh sản của động vật thủy sản, kích thích quá trình tổng hợp protein, giảm proteplysis giúp cân bằng nitrogen.

Thức ăn bổ sung Leucine là phần không thể thiếu và thiết yếu trong cơ thể chủ yếu sự hình thành cơ, sự tạo thành các haemoglobin, ổn định đường huyết, và tăng khả năng sản xuất hormone giúp giảm stress và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Sự thiếu hụt Leucine trong khẩu phần ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn sinh hóa trong cơ thể bao gồm giảm tăng trưởng. Hàm lượng Leucine được khuyển cáo trong thức ăn của các loài giáp xác dao động từ 17 – 21 g/kg thức ăn.  

Leucine trên ghẹ đốm

Ghẹ đốm (P. trituberculatus) sống ở tầng đáy cát, phân bố chủ yếu ở vùng biển Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Đây là loài có sản lượng lớn và được khai thác chủ yếu ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây do sự suy giảm nguồn lợi ghẹ nên việc khai thác bị cấm ở nhiều khu vực; bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ ghẹ ngày càng tăng, cùng với giá thành cao. Do đó, nhiều hình thức ương nuôi ghẹ được triển khai nhằm tăng sản lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ.

Nhu cầu protein cũng như sự cần thiết bổ sung các amino acid thiết yếu trong nuôi thương phẩm ghẹ là cần thiết. Trong nghiên cứu này tập trung đánh giá nhu cầu Leu lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, huyết học và hoạt động của enzyme.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Ghẹ đốm với trọng lượng ban đầu trung bình là 3,75 g, với mật độ 20 ghẹ/bể. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo lượng nước được thay đổi 100%/ngày. Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (26,5 – 33,4oC), pH (8,5 – 8,6), độ mặn (26 - 28%o), và hàm lượng amonia nitrogen <0,05 ppm. Các chỉ tiêu tăng trưởng và huyết học của cá được thu sau 8 tuần thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống:

Sau 8 tuần thí nghiệm; tỷ lệ sống ở các nghiệm thức đều đạt >80%; trọng lượng cuối cùng (FW) cao nhất ở nghiệm thức Leu4, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng  (SGR) thấp nhất ở nghiệm thức Leu1 và Leu6, khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức Leu 3 và Leu 4 (P<0,05).

Các chỉ tiêu huyết học của ghẹ:

Leucine không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu huyết học như protein tổng số (TP), cholesterol (CHOL), triglyceride (TG), và glucose (GLU).

Hoạt động của các enzyme trong huyết tương và trong gan tụy của ghẹ:

Các enzyme: aspartate aminotransferase (AST); alanine aminotransferase (ALT); phenoloxidase (PO); superoxide dismutase (SOD); và malondialdehyde (MDA) được nghiên cứu.

Kết quả trong huyết tương ghẹ cho thấy MDA cao nhất ở nghiệm thức Leu1, PO cao nhất ở nghiệm thức Leu5, tuy nhiên hoạt động của enzyme ALT cao ở nghiệm thức Leu4 và Leu5, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05).

Hoạt động của enzyme AST tăng với hàm lượng Leu từ 16,7 đến 24,9, tuy nhiên ở nghiệm thức Leu6 với hàm lượng Leu bổ sung vào thức ăn là 26,7 hoạt động của AST giảm. Tương tự với kết quả trong huyết tương, hoạt động MDA cao nhất ở nghiệm thức Leu1, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Hoạt động của AST cao nhất ở nghiệm thức Leu5 và Leu6 khác biệt có ý nghĩa so với Leu1 và Leu2; trong khi đó, giá trị SOD cao nhất ở nghiệm thức Leu3 và Leu4, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). 

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung Leu vào thức ăn cho ghẹ đốm (P. trituberculatus).  Bổ sung Leu với 22,7 g/kg thức ăn khô tương đương với 51,4 g/kg protein cho kết quả tăng trưởng tốt, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cùng với kích thích hoạt động của enzyme antioxidant.  


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Ứng dụng được thiết lập để cải thiện lợi nhuận của hoạt động chăn nuôi cua ở Philippines Ứng dụng được thiết lập… Nuôi ghẹ đơn tính toàn cái Nuôi ghẹ đơn tính toàn…