Tin nông nghiệp Sử dụng chế phẩm sinh học tiết kiệm 20% lượng phân bón cho lúa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sử dụng chế phẩm sinh học tiết kiệm 20% lượng phân bón cho lúa

Tác giả Hoàng Vũ – Thanh Tuyền, ngày đăng 05/01/2022

Sử dụng chế phẩm sinh học tiết kiệm 20% lượng phân bón cho lúa

Mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa đều góp phần quan trọng cho sự hình thành năng suất cuối vụ. Trong đó, 70% năng suất sẽ phụ thuộc vào số bông trên đơn vị diện tích, mà nhân tố này được quyết định rất nhiều từ số chồi hữu hiệu (chồi cho bông). Do đây là giai đoạn quan trọng nên vấn đề chăm sóc kỹ lưỡng là không thể thiếu, nhưng làm thế nào để tiết kiệm chi phí đầu tư trong tình hình leo thang về nhiều mặt nhưng vẫn đảm bảo đủ cho sự phát triển tốt của cây lúa là vấn đề rất đáng quan tâm.

Để vụ lúa đông xuân 2021-2022 thắng lợi, nông dân cần tăng cường sử dụng các sản phẩm sinh học để tiết kiệm chi phí phân bón mà lúa vẫn cho năng suất ổn định. Ảnh: Hoàng Vũ.

Theo thông tin từ các nhà khoa học thì năng suất lúa được hình thành từ 4 nhân tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt. Từ thông tin này, bà con có thể dễ dàng thấy rõ tầm quan trọng của tất cả các giai đoạn, do đó nhà nông chúng ta cần có sự đầu tư, chuẩn bị và theo sát cây lúa từ đầu đến cuối hành trình sinh trưởng để cây được phát triển toàn diện.

Hiện tại, toàn vùng ĐBSCL đã xuống xong vụ lúa đông xuân 2021-2022 với gần 1,6 triệu ha, phần lớn trong thời kỳ mạ – đẻ nhánh, bà con nông dân đang quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ cho cây lúa làm sao để tăng được nhiều số chồi hữu hiệu (chồi cho bông), hạn chế chồi vô hiệu nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và gia tăng năng suất.

Vì số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) sẽ quyết định tạo ra được nhiều bông nên đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trước tiên góp phần cho một vụ mùa thành công. Cụ thể, số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: thứ nhất là mật độ gieo sạ, thứ hai là số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) và cuối cùng sẽ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như các yếu tố kỹ thuật (phân bón, nhiệt độ, ánh sáng…).

Về mật độ gieo sạ và quản lý dinh dưỡng nông dân cần xem xét tình trạng cụ thể tại đồng ruộng của mình để lựa chọn cho phù hợp, không nên sạ quá dày cũng không nên bón thiếu dinh dưỡng cũng chẳng cần quá thừa để cây lúa tránh được dịch hại tấn công sớm mà cũng gia giảm được phí đầu tư.

Muốn đạt được những mục tiêu lý tưởng này thì cây lúa nhất định phải khỏe với hệ rễ phát triển mạnh mẽ để tối ưu khả năng hấp thu, tận dụng triệt để dưỡng chất trong đất.

Vào giai đoạn mạ, đẻ nhánh khi cây lúa có một hệ rễ tốt sẽ tăng khả năng bám đất, tăng cường sức đề kháng, quá trình trao đổi chất diễn ra trong cây được đẩy mạnh và chồi hữu hiệu (chồi cho bông) được gia tăng. Nhờ những lợi ích đó mà bà con sẽ tiết kiệm được một lượng phân bón, thuốc BVTV đáng kể, giảm áp lực chi phí ở thời kỳ đầu.

Khi bước sang giai đoạn làm đòng, thì một bộ rễ khỏe cũng sẽ giúp cây lúa tận dụng tốt dinh dưỡng để kích thích tiến trình phân hóa đòng được diễn ra mạnh mẽ với mục tiêu cho nhiều hạt trên nhánh gié cũng như nhiều nhánh gié trên bông nhằm gia tăng năng suất về sau. Song song đó, do rễ phát triển nên bám tốt vào đất giúp hạn chế đổ ngã, giảm thất thoát năng suất và chất lượng. Vì vậy nông dân chọn chế phẩm sinh học Plastimula 1SL phát triển bộ rễ, tiết kiệm 20% lượng phân bón.

Sử dụng bổ sung sản phẩm sinh học Plastimula 1SL vào các giai đoạn như: xử lý giống, đẻ nhánh, làm đòng sẽ giúp cho cây lúa phát triển một cách vượt bậc. Cụ thể, khi sử dụng Plastimula 1SL cây lúa sẽ có mầm mạnh rễ khỏe, số lượng rễ  nhiều và chiều dài rễ đều tăng mạnh. Tăng số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) khi cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh, cho đòng to, bông bự ở thời kỳ làm đòng và tập trung toàn bộ khả năng vốn có để trổ thoát nhanh, trổ đều và rộ, gia tăng năng suất cuối vụ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Ứng dụng công nghệ phân tử nghiên cứu giống cây lâm nghiệp Ứng dụng công nghệ phân… Chi phí thức ăn chăn nuôi trong ngành thịt đang ra sao? Chi phí thức ăn chăn…