Tin nông nghiệp Sâu bệnh hại lúa trên diện rộng tại Thừa Thiên Huế
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sâu bệnh hại lúa trên diện rộng tại Thừa Thiên Huế

Tác giả Tiến Thành, ngày đăng 23/08/2019

Sâu bệnh hại lúa trên diện rộng tại Thừa Thiên Huế

Do nắng hạn kéo dài, ngoài bệnh khô vằn bùng phát trên diện rộng, lúa vụ Hè Thu năm nay còn bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh khác như sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bọ phấn…

Phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại lúa.

Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh TT-Huế cho biết, do nắng nóng kéo dài cùng với khô hạn khiến hàng nghìn héc ta lúa vụ Hè Thu trong tỉnh bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh.

Hiện toàn tỉnh có hơn 2.180/25.800ha lúa đã gieo cấy bị nhiễm bệnh khô vằn, với tỷ lệ bệnh phổ biến từ 10 - 20%. Nhiều địa phương lúa bị nhiễm bệnh nặng từ 40 - 60%; tăng 2.130ha với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy thành phố Huế bệnh khô vằn bùng phát mạnh.

Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ tấn công 942ha; nhện gié gây hại 470ha; bọ phấn gây hại 50ha... Bên cạnh đó, chuột gây hại trên diện rộng với diện tích 608ha.

Hiện cây lúa đang bước vào giai đoạn làm đòng, đã đứng cái, đẻ nhánh và một số diện tích đã trổ, nhưng bị bệnh khiến nông dân lo lắng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng.

Chi cục Trồng trọt - BVTV khuyến cáo, thời gian tới bệnh khô vằn gây hại gia tăng trên diện rộng. Bệnh lem lép hạt lúa sẽ phát sinh gây hại trên trà lúa trổ, rầy nâu, nhện gié tiếp tục gây hại gia tăng mật độ trên đồng ruộng.

Do đó, bà con nông dân nên thường xuyên giữ nước trong ruộng giai đoạn lúa làm đòng đến trổ chín giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao; đồng thời kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các hiện tượng bất thường của cây lúa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phun phòng bệnh lép hạt khi lúa trổ về thưa và sau khi lúa trổ xong sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày với các loại thuốc như Amistar Top 325SC, Nevo 330EC,... để hạn chế bệnh phát tán lây lan trên diện rộng. Phun các loại thuốc có hoạt chất Nitenpyram, Pymetrozine, Dinotefuran,... để trừ rầy nâu, bọ phấn gây hại.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh TT-Huế, nắng nóng gay gắt kéo dài không chỉ sâu bệnh phát triển mà còn khiến gần 1.500ha lúa Hè Thu bị khô hạn, nặng nhất là ở các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng.

 

Trước tình hình đó, Sở đã yêu cầu Cty Quản lý khai thác công trình thủy lợi phối hợp với các địa phương lắp đặt các máy bơm dầu, bơm điện để bơm chuyền nước từ các hồ đập thủy lợi phục vụ diện tích lúa thiếu nước.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Làm phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi Làm phân hữu cơ từ… Nghề nuôi sâm động vật Nghề nuôi sâm động vật