Mô hình kinh tế Sản xuất gạo bị đe dọa vì nạn ô nhiễm đất
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sản xuất gạo bị đe dọa vì nạn ô nhiễm đất

Ngày đăng 07/09/2015

Sản xuất gạo bị đe dọa vì nạn ô nhiễm đất

Được biết, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC - tổ chức giám sát thị trường gạo toàn cầu, có trụ sở tại Luân Đôn) ước tính sản lượng gạo của Trung Quốc sẽ tăng 0,7% trong giai đoạn 2015-2016, từ 144,6 triệu tấn lên 145,6 triệu tấn.

Tuy nhiên, trước việc nhu cầu tiêu thụ gạo tiếp tục gia tăng mạnh, Bắc Kinh buộc phải nhập khẩu gạo nước ngoài để đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo dự báo của IGC, số lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ cán mốc 4 triệu tấn trong năm 2015, cao hơn đáng kể so với con số chỉ 500 tấn hồi năm 2007.

Đất nông nghiệp nhiễm kim loại đang đe dọa ngành sản xuất gạo Trung Quốc.

Tuy chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng năng suất trồng lúa bằng cách sử dụng các giống lúa lai cho sản lượng cao hơn và chất lượng tốt hơn. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng khu vực nông nghiệp của quốc gia đông dân nhất hành tinh này có thể không theo kịp nhu cầu, do phải cùng lúc đối mặt với việc chuyển đổi nhanh chóng đất nông nghiệp thành đất phát triển công nghiệp, cũng như tình trạng ô nhiễm đất trồng và thiếu nước tưới tiêu.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng 8 cho biết: "Do Trung Quốc tiến hành đô thị hóa, và nền kinh tế chuyển từ dựa trên phát triển nông nghiệp sang dựa trên phát triển công nghiệp, nên nước này phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên". Cụ thể là quá trình công nghiệp hóa và việc sử dụng quá mức nước sinh hoạt của người dân đang dẫn tới những vấn đề ô nhiễm nông nghiệp nghiêm trọng.

Theo thống kê năm 2014 từ Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên đất Trung Quốc, 16,1% diện tích đất của toàn nước này đã bị ô nhiễm - trong số đó có 19,4% là đất nông nghiệp. Hồi năm 2013, Thứ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc Wang Shiyuan từng cảnh báo việc 3,24 triệu héc-ta đất nông nghiệp nước này đã bị ô nhiễm nặng đến mức không thể cho phép gieo trồng các loại cây nông nghiệp.

Tỉnh Quảng Đông cho hay 28% diện tích khu vực đồng bằng sông Châu Giang đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm kim loại nặng.

Cùng thời điểm năm 2013, các quan chức tỉnh Quảng Đông cũng phát hiện được hàm lượng cao chất độc cadmium trong gạo sản xuất từ tỉnh Hồ Nam - trung tâm sản xuất lúa gạo chủ lực của Trung Quốc. Còn mới đây, học giả Elizabeth C. Economy, Giám đốc mảng Nghiên cứu châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR), dẫn một nghiên cứu cho biết Trung Quốc đã sản xuất ra "ít nhất 12 triệu tấn gạo bị nhiễm kim loại nặng mỗi năm"- tương đương với mức thiệt hại kinh tế hơn 3,2 tỉ USD.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bắp cải Trung Quốc tràn vào Việt Nam Bắp cải Trung Quốc tràn… Quýt đường Long Trị thiếu nguồn cung Quýt đường Long Trị thiếu…