Cà phê Quy trình tái canh cây cà phê vối - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Quy trình tái canh cây cà phê vối - Phần 2

Tác giả BBT, ngày đăng 21/02/2019

Quy trình tái canh cây cà phê vối - Phần 2

6. Trồng cây đai rừng

6.1. Đai rừng chính

Gồm 2 hàng muồng đen (Cassia siamea), cách nhau 2 m, cây cách cây 2 m, trồng nanh sấu. Tùy theo địa hình và tốc độ gió của từng vùng, khoảng cách giữa 2 đai rừng chính từ 200 - 300 m. Đai rừng chính được bố trí thẳng góc với hướng gió chính (có thể xiên một góc 60o).

6.2. Đai rừng phụ

Gồm 1 hàng muồng đen hoặc cây ăn quả, trồng cách nhau 6 - 9 m và được thiết kế thẳng góc với đai rừng chính.

7. Cây che bóng và cây trồng xen

7.1. Cây che bóng lâu dài

a) Cây che bóng thích hợp trồng trong vườn cà phê vối có thể dùng muồng đen hoặc cây sầu riêng, chôm chôm, bơ với khoảng cách trồng 24 x 24 m.

b) Cây che bóng được sản xuất trong vườn ươm, chăm sóc đạt độ cao từ 25 - 35 cm mới đem trồng. Trong mùa mưa cần tỉa bớt cành ngang. Mặt dưới tán cây che bóng khi ổn định phải cách mặt trên tán cà phê tối thiểu 4 m.

c) Khi vườn cà phê đã ổn định (năm thứ 4, thứ 5 sau khi trồng) tại các vùng có điều kiện khí hậu thích hợp và có khả năng thâm canh có thể giảm dần từ 30 - 50% số lượng cây che bóng.

7.2. Cây che bóng tạm thời

a) Sử dụng cây muồng hoa vàng (Crotalaria. spp.) gieo giữa hàng cà phê để che bóng tạm thời và tăng cường chất hữu cơ cho vườn cà phê. Hỗn hợp hai loại muồng hoa vàng hạt lớn và hạt nhỏ để gieo.

b) Hạt cây che bóng được gieo từ đầu mùa mưa vào giữa 2 hàng cà phê (cách 2 - 3 hàng cà phê có 1 hàng cây che bóng) cho cà phê kiến thiết cơ bản.

7.3. Cây trồng xen

a) Một số cây lâu năm, cây ăn quả tán thưa có thể trồng xen (như sầu riêng khoảng cách trồng thích hợp 15 m x 15 m), cây ca cao trồng theo băng thay cây che bóng lâu dài trong vườn cà phê.

b) Trồng xen các loại cây đậu đỗ, lạc vào giữa 2 hàng cà phê KTCB, băng cây ngắn ngày cách hàng cà phê tối thiểu 0,7 m.

c) Trên đất dốc > 8o, trồng cây lạc dại (Arachis pintoi) để chắn xói mòn, che phủ, cải tạo đất.

8. Chăm sóc

8.1. Đối với vườn cà phê kiến thiết cơ bản phải làm sạch cỏ theo băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5 - 6 lần.

8.2. Đối với cà phê kinh doanh, làm cỏ 3 - 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích.

8.3. Đối với đất dốc: làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích.

Để diệt trừ các loại cỏ lâu năm có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu… có thể dùng hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate (nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

8.4. Hàng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành làm cỏ dại xung quanh vườn cà phê để chống cháy.

9. Bón phân

9.1. Phân hữu cơ

a) Phân chuồng ủ hoai mục định kỳ 2 - 3 năm bón một lần với lượng 10 - 15 kg/cây. Nếu không có phân chuồng, bón phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh 2 - 3 kg /cây/năm. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong đất.

Sau khi vườn cây ổn định, giao tán có thể bón phân chuồng với chu kỳ 3 - 4 năm một lần.

b) Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25 - 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.

9.2. Phân hóa học

a) Liều lượng phân bón

b) Thời kỳ bón

- Riêng năm thứ nhất (trồng mới): toàn bộ phân lân được bón lót. Phân urê và phân kali được chia đều và bón 2 lần trong mùa mưa.

- Lượng phân bón trên (sau năm trồng mới) được chia làm 4 lần /năm như sau:

+ Lần 1 (giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2): bón 100 % phân SA (sunphat amon).

+ Lần 2 (đầu mùa mưa): 30 % phân urê, 30 % phân kali, 100 % phân lân.

+ Lần 3 (giữa mùa mưa): 40 % phân urê, 30 % phân kali.

+ Lần 4 (trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng): 30 % phân urê, 40 % phân kali.

- Trong thời kỳ kinh doanh, nếu năng suất cao hơn mức bình quân nói trên, cần bón tăng thêm cho 1 tấn cà phê nhân tăng thêm trên 1 ha là 150 kg Urê + 100 kg lân nung chảy + 120 kg kali clorua/ha.

c) Cách bón

Bón phân khi đất đủ ẩm. Phân lân rải đều trên mặt cách gốc 30 - 40 cm, không nên trộn phân lân nung chảy với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón ngay. Vào thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc các vườn cà phê trồng trên đất dốc phải đào rãnh để bón phân. Ở vườn cà phê kinh doanh khép tán, phân được rải theo tán cà phê, xăm xới để lấp đất trên phân.

9.3. Phân bón lá

Sử dụng các loại phân bón lá có hàn lượng S, Mg, Zn, B cao. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa và khi đất đủ ẩm. Phun phân bón lá 2 - 3 lần/năm.

10. Tưới nước

10.1. Có thể tưới trực tiếp vào gốc vào nơi tạo bồn chứa nước tưới cho cà phê hoặc tưới phun mưa. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn. Lượng nước tưới và chu kỳ tưới như bảng 2.

10.2. Thời điểm tưới lần đầu được xác định khi mầm hoa đã phát triển đầy đủ ở các đốt ngoài cùng của cành, thông thường xảy ra sau khi kết thúc mùa mưa 2,0 - 2,5 tháng.

Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 35 - 40 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).

11. Tạo hình

11.1. Tạo hình cơ bản

Được thực hiện trong thời gian kiến thiết cơ bản để tạo bộ khung tán cho cây, gồm các công việc:

a) Nuôi thân

Trồng 1 cây/hố phải tiến hành nuôi thêm 1 thân phụ ngay từ năm đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Trồng 2 cây/hố không được nuôi thêm thân phụ, trừ trường hợp cây bị khuyết tán.

b) Hãm ngọn

Lần đầu: đối với cà phê thực sinh, hãm ngọn ở độ cao 1,2 - 1,3 m. Đối với cà phê ghép, hãm ngọn ở độ cao 1,0 – 1,1 m.

Lần thứ hai: Khi có 50 - 70 % cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2, tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán. Mỗi thân nuôi 1 chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,6 - 1,7 m.

11.2. Cắt tỉa cành

Cây cà phê kinh doanh được cắt tỉa cành: 2 lần/năm

a) Lần thứ nhất

Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc:

- Cắt bỏ các cành vô hiệu (cành khô, cành bị sâu bệnh, nhỏ yếu…), chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh tán.

- Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cành thứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm.

- Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất.

b) Lần thứ hai

Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhiều cành thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng.

11.3. Cắt chồi vượt

Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm

11.4. Thay thế cây kém hiệu quả

a) Cây sinh trưởng kém cần đào bỏ để trồng lại bằng cây mới.

b) Cây sinh trưởng tốt nhưng quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt…tiến hành cưa và ghép thay thế bằng những giống chọn lọc.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phòng trừ sâu bệnh hại trong tái canh cây cà phê vối - Phần 1 Phòng trừ sâu bệnh hại… Quy trình tái canh cây cà phê vối - Phần 1 Quy trình tái canh cây…