Tin nông nghiệp Quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch

Tác giả TS Nguyễn Đăng Nghĩa, ngày đăng 19/03/2022

Quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch

Cây ăn trái sau mỗi vụ thu hoạch thường mất rất nhiều sức, bị suy yếu, dễ bị dịch hại tấn công. Do đó, nhà vườn cần nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho cây.

Cây ăn trái trải qua thời gian nuôi trái trên cơ thể mình đã làm hao tổn rất nhiều sức khỏe của cây vì phải huy động rất nhiều năng lượng, các dưỡng chất thiết yếu giúp trái to lớn, ngọt thơm và có đầy đủ các tiêu chí về năng suất và chất lượng của từng chủng loại. Do vậy, sau mỗi vụ thu hoạch trái, cần nhanh chóng phục hồi sức khỏe của cây để cây đủ tiềm lực đơm hoa, kết trái và nuôi trái lớn, đảm bảo năng suất và chất lượng trái cho vụ mùa kế tiếp.

Mặt khác, suốt quá trình nuôi trái của vụ trước, cây phải chịu áp lực tấn công của rất nhiếu chủng loại sâu bệnh nên có thể còn tồn lưu trứng sâu và mầm bệnh (các bao tử) trên thân cây. Đồng thời, do phải huy động dinh dưỡng nuôi trái nên rễ cây đã hút đi rất nhiều các nguyên tố dinh dưỡng có trong đất trồng. Chính vì vậy, sau mỗi vụ thu hoạch trái, cây suy kiệt sức khỏe và đất trồng cây cũng suy kiệt sức khỏe luôn (mất khá nhiều dinh dưỡng). Chính vì thế, việc chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch cần tuân thủ các bước như sau:

Bước 1:

Thu hoạch xong tiến hành phun thuốc rửa vườn (tiêu diệt mầm bệnh) bằng thuốc Physan (làm theo hướng dẫn trên bao bì).

Tiến hành tu sửa lại bồn cây, xới nhẹ mặt bồn (xới sâu từ 3 - 5 cm) cho thông thoáng để rễ cây có thêm oxy (rễ cần thở), sẽ sinh rễ mới.

Bước 2:

Tiếp theo là khâu tỉa cành tạo tán cây để dễ chăm sóc. Khâu này rất quan trọng bởi các loại cây ăn trái thường có quy luật ra hoa trên cành đọt mới. Tỉa cành còn giúp loại trừ những cành trong tán, cành vượt (tiêu tốn dinh dưỡng mà không đóng góp vào năng suất và chất lượng của vụ sắp tới).

Bước 3: 

Tiến hành bón phân ngay để sớm phục hồi sức khỏe cây và sức khỏe đất. Các loại phân bón cần ưu tiên cho giai đoạn này là những loại sau:

+ Phân hữu cơ chất lượng cao (hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học)

+  Phân khoáng: Phân bón Đầu Trâu NPK( 20-10-5); NPK (30-20-5); Đầu Trâu 46A+; NPK (25-25-5+TE).

Lưu ý:

Bón phân sớm ngay sau khi tỉa cành tạo tán xong, tiến hành tưới nước ngay.

Nếu có phân hòa tan 100% trong nước thì bón bổ sung giúp rễ ở các tầng sâu > 40 cm dễ hấp thu dinh dưỡng hơn. Cây và đất phục hồi sức nhanh lẹ hơn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Lưu ý canh tác thanh long trong tình hình mới Lưu ý canh tác thanh… Chăm sóc cây có múi bền vững bằng phân đa yếu tố Chăm sóc cây có múi…