Nuôi lợn (Heo) Phương pháp bấm răng cho heo sơ sinh
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phương pháp bấm răng cho heo sơ sinh

Tác giả NCN, ngày đăng 15/12/2015

Phương pháp bấm răng cho heo sơ sinh

1. Mục đích của việc bấm răng cho heo sơ sinh

Bấm răng cho heo sơ sinh là để trong quá trình bú sữa heo con không dùng răng nanh cắn vú mẹ làm nái đau không tiết sữa, tránh làm bị thương vùng vú heo nái cũng như làm bị thương mặt các heo con khác vì vi khuẩn có thể thông qua các vết thương này xâm nhập gây nhiễm trùng.

2. Ưu điểm của bấm răng

Ngăn đầu vú và vú heo không bị thương.

- Ngăn sự ngừng tiết sữa ở heo mẹ do bị đau.

- Ngăn trong quá trình bú sữa heo cắn vào mặt heo con khác.

3. Nhược điểm của bấm răng

- Là nguyên nhân truyền bệnh.

- Nếu bấm không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm khuẩn như chứng viêm khoang miệng, liên cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm ruột xâm nhập.

- Tốn công lao động.

Với những ưu và khuyết điểm ở trên, các trại phải lựa chọn giữa bấm răng và không bấm răng. Việc lựa chọn này không hoàn toàn chính xác ở các trại khác nhau. Một số tổ chức bảo vệ động vật khuyến cáo không nên bấm răng và mài răng.

4. Trường hợp không bấm răng

Người viết đã tham quan một số nông trại không tiến hành bấm răng mà năng suất vẫn khá cao. Đặc trưng của các trại này là vệ sinh trại đẻ rất tốt, lượng sữa của nái khá cao. Quản lý ghép bầy phù hợp với số vú của nái. Dĩ nhiên vẫn có vết thương trên mặt heo con nhưng số lượng không nhiều và phần lớn sau khi cai sữa sẽ bình phục.

Cũng có trường hợp chỉ bấm răng heo con nái hậu bị và nái đẻ nhiều con còn lại không bấm.

5. Phương pháp bấm răng

Nếu bấm răng, đầu tiên phải giữ vệ sinh không cho viêm nhiễm, nếu để lây truyền bệnh hoặc nhiễm khuẩn là không đạt.

a/ Sử dụng kềm bấm

Phải chuẩn bị nhiều hơn 2 cái kềm bén và làm bằng inox không rỉ. Mỗi khi bấm răng cho con của nái khác phải thay kềm và nhúng vào thuốc sát trùng (thuốc sát trùng không được pha đặc quá vì kềm được đưa vào miệng heo). Khi bấm chỉ bấm phần nhọn của răng. Để bấm được như vậy lúc đầu cần phải tập trung chú ý, sau khoảng 3 tháng có thể thành thục.

b/ Sử dụng biện pháp mài răng

Gần đây có nông trại sử dụng máy mài thay cho kềm bấm. Thế nhưng có một số nông trại không quen sử dụng máy mài nên không áp dụng biện pháp này. Nếu dùng cách bấm răng, có nhiều trường hợp làm răng bị mẻ, răng được bấm còn nhọn hơn. Biện pháp mài răng khắc phục được nhược điểm này. Một số trại vừa dùng kềm bấm vừa sử dụng máy mài. Hiện nay ở châu Âu họ không bấm răng mà sử dụng phổ biến máy mài vì lý do vệ sinh an toàn dịch tễ và không làm cho heo bị stress. Biện pháp này được một số quốc gia phát triển về chăn nuôi áp dụng có năng suất cao. Người viết nghĩ chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp mới này.

6. Thời điểm bấm răng

Người viết đã thấy một số trại tiến hành đỡ đẻ đồng thời với việc bấm răng, điều này chứng tỏ họ đã không hiểu chính xác ý nghĩa của việc đỡ đẻ là giúp heo con bú sữa đầu đầy đủ.

Nhất định phải cho heo bú sữa đầu xong mới bấm răng. Tuy có tài liệu nói rằng sau khi sinh 6 tiếng, nếu bấm răng cũng không gây ảnh hưởng tới việc bú sữa đầu. Người viết khuyến cáo nên tiến hành bấm răng sau khi đẻ khoảng 24 tiếng.

Bấm răng là một trong những việc phải làm trong thời kỳ heo mới sinh ra, và là một bước không thể bỏ qua.

Có một chủ trại ở Mỹ đã nói: “Tại sao chúng ta lại bấm răng? Bởi vì nông trại chúng ta cần nái có 14 đến 16 vú và phải bảo vệ chúng, những nái dưới 12 vú sẽ bị đào thải”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cấp cám và cai sữa cho heo con Cấp cám và cai sữa… Bốn bệnh lý sinh sản thường gặp ở lợn đực giống Bốn bệnh lý sinh sản…