Khổ qua (Mướp đắng) Phòng trừ ruồi đục khổ qua bằng chế phẩm sinh học
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng trừ ruồi đục khổ qua bằng chế phẩm sinh học

Tác giả Minh Tân - Thu Sương, ngày đăng 23/03/2018

Phòng trừ ruồi đục khổ qua bằng chế phẩm sinh học

Việc sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua đang mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình) bởi không những tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng mà còn giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe con người sản xuất.

Nửa sào khổ qua của ông Bùi Viết Mai ở thôn Hưng Mỹ đã hơn 4 tháng tuổi. Sau 10 lần thu hoạch, trái vẫn còn khá nhiều. Những vụ trước, chỉ sau đợt thu hoạch đầu tiên, khổ qua bị ong và ruồi đục phá, gây hại. Vì thế, dù muốn dù không, ông vẫn phải sử dụng thuốc hóa học để bảo vệ nguồn thu nhập chính của gia đình. Ông Mai cho hay, ruồi đục quả (sâu non gọi là dòi) gây hại bên trong quả, gây rụng quả hàng loạt, làm giảm năng suất, gây thất thoát 30 - 40%. Ruộng khổ qua bây giờ của nhà ông là vườn mẫu đầu tiên áp dụng phương pháp phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua bằng thuốc sinh học theo sự hướng dẫn của Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp Thăng Bình. Theo đó, ông kết hợp đặt bẫy và phun. “Việc đặt bẫy cũng rất đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí. Tận dụng các chai lọ bằng nhựa để làm bẫy và đựng bả, tẩm 2ml dung dịch chế phẩm đã có pha thuốc vào bẫy, đem treo dưới tán cây nơi râm mát, cách mặt đất 1,5  - 2m. Mỗi sào treo 4 - 5 bẫy, cứ 2 - 3 tuần thay bả một lần sẽ thu hút và tiêu diệt hết ruồi gây hại” - ông Mai cho hay.

Theo ông Hồ Ngọc Quảng -  Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp Thăng Bình, chế phẩm Ento-pro 150DD là một loại protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng thành. Bả sinh học là chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học được hình thành từ Ento-pro hoàn toàn không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Việc sử dụng chế phẩm Ento-pro 150DD kết hợp giữa phun và đặt bẫy, mức độ gây hại của ruồi đục quả trên ruộng khổ qua giảm đáng kể so với những  ruộng bình thường. “Đặc biệt với việc không hề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong cả giai đoạn,  giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất, bỏ thói quen sử dụng thuốc hóa học, vừa tốn kém lại vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Quan trọng nữa, đó là sản phẩm của nông dân làm ra, được mọi người chấp nhận” - Ông Quảng nói.

Theo ông Quảng, ruộng khổ qua sử dụng chế phẩm Ento-pro 150DD tiết kiệm khoảng 5 - 6 triệu đồng chi phí phòng trừ ruồi đục quả so với ruộng khổ qua không sử dụng chế phẩm, năng suất cũng cao hơn khoảng 2,4 tấn. Thời gian đến, Hợp tác xã rau sạch Mỹ Hưng và bà con nông dân xã Bình Triều tiếp tục thực hiện mô hình trong vụ tới để đánh giá chính xác hiệu quả của mô hình. Các xã sẽ tổ chức lớp tập huấn để bà con có điều kiện tham quan, học tập, áp dụng vào thực tế sản xuất và nhân rộng mô hình phòng trừ ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây rau ăn quả. Qua đó, nhân rộng mô hình phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua bằng chế phẩm sinh học, mở ra triển vọng sản xuất rau quả an toàn cho nông dân vùng cát Thăng Bình.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phòng trừ ruồi đục quả bằng thuốc sinh học trên cây khổ qua Phòng trừ ruồi đục quả… Phương pháp trồng mướp đắng nấu canh giải nhiệt mùa hè Phương pháp trồng mướp đắng…