Xoài Phòng Trừ Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Bông Xoài
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng Trừ Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Bông Xoài

Ngày đăng 20/12/2011

Phòng Trừ Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Bông Xoài

Hiện nay đang vào thời điểm xoài ra bông, đậu trái. Trong thời điểm này xoài dễ bị bệnh rầy bông, sâu ăn bông, ruồi đục trái và thán thư. Do đó, bà con nông dân nên thường xuyên thăm vườn nếu phát hiện xoài bị bệnh thì nhanh chóng phòng trừ theo một số phương pháp sau:

1/ Rầy bông xoài

- Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây xoài ở vùng Đông Nam bộ vào thời kỳ cây ra hoa, nếu không kịp thời phòng trừ có thể giảm năng suất hoặc mất trắng vụ xoài.

- Loại rầy hại bông xoài khi trưởng thành, con cái đầu to, tròn, mình dài khoảng 4mm có màu xanh nâu hoặc xanh nhạt, đẻ ra trứng màu trắng sữa dài khoảng 0,8mm. Sau một thời gian trứng nở thành rầy non không cánh, màu sắc biến đổi từ trắng sang xanh rồi vàng đen.

- Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển mật độ rầy giảm dần. Một con rầy cái đẻ từ 100 - 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy con mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích hút sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống lá non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này.

- Rầy bông xoài còn có đặc điểm tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

- Cách phòng trừ rầy bông là xén tỉa cành, vệ sinh vườn sau thu hoạch. Trước khi xoài ra bông 1-2 tuần đặt bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông với dầu hôi để thu hút và diệt rầy trưởng thành. Cách này chỉ áp dụng vào những đêm không trăng và khi rầy chưa đẻ trứng. Còn vào giai đoạn xoài ra nụ hoa, nếu phát hiện rầy phun xịt thuốc Apolo 25WP, Trebon 20WP, Butyl 400 SC... để diệt rầy, song tránh phun thuốc khi xoài đang ra bông.

2/ Sâu ăn bông

- Sâu ăn bông là do một loại bướm màu xanh đẻ trứng trên cuống bông, sau một thời gian trứng nở thành sâu non màu nâu đỏ. Sâu non nhả tơ kết dính các bông lại thành từng tổ và ăn trụi bông chỉ trong thời gian ngắn. Loại sâu này phá hại từ khi chùm bông mới nhú cho đến giai đoạn đậu trái và làm giảm số lượng trái trên cây.

- Phòng trừ sâu ăn bông bằng cách khi xoài bắt đầu nở bông, có 5% bông bị hại thì sử dụng thuốc Cyrus 25EC, Perkill 50 EC, Ematox 1.9 EC phun vào buổi chiều mát.

3/ Ruồi đục trái

- Ruồi đục trái khi trưởng thành có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Trứng được đẻ dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ từ 1- 40 trứng.

- Ruồi đục trái có đặc điểm là thích đẻ trứng trên trái chín, ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối. Xoài bị ruồi đục trái rất khó xuất khẩu vì đây là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước.

- Để diệt được ruồi đục trái nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh, quả rụng. Đồng thời bao trái, thu hoạch khi trái vừa chín. Ngoài ra, dùng chất dẫn dụ Methyl Augenol và thuốc trừ sâu mùi nhẹ treo vào trong tán cây, độ cao từ 1,5-2m để bẫy ruồi đực. Còn lại phun bả protein thủy ngân và thuốc trừ sâu để dẫn dụ ruồi cái. Khi phát hiện ruồi đục trái với số lượng nhiều, phun thuốc Sagothion 50EC, Sumitigi 30EC. Chú ý, phải phun xịt thuốc theo phương pháp 4 đúng.

4/ Bệnh thán thư

- Đây là loại bệnh phổ biến gây hại rất lớn cho cây xoài. Thán thư có thể gây hại nặng cho lá, ngọn, hoa và trái.

- Khi thán thư xuất hiện trên lá thường thấy các vết màu nâu đỏ, các vết bệnh liên kết với nhau tạo thành vết bệnh lớn màu nâu nhạt, xung quanh viền màu nâu thẫm. Sau một thời gian vết bệnh khô đi để lại các vết thủng làm lá xơ xác và rụng.

- Thán thư xuất hiện trên ngọn làm ngọn chuyển màu nâu sậm, lúc đầu nhỏ sau lan rộng làm lá rụng và đọt chết khô. Còn trên chùm hoa, thán thư tạo thành các vết đen nhỏ trên cuống hoa khiến hoa bị khô đen và rụng.

- Khi trái xoài bị thán thư lúc đầu chỉ là các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đốm đen lõm vào vỏ, thịt làm quả bên trong thối dần.

- Thán thư là loại nấm bệnh lưu tồn trên các cành lá bị bệnh, lây lan phát triển mạnh trong thời tiết nóng ẩm. Khi xoài ra hoa gặp thời tiết có sương, bệnh này sẽ làm hoa bị khô đen và rụng hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu trái.

- Để phòng trừ được bệnh thán thư phải tiêu hủy cành lá nhiễm bệnh để tránh lây lan. Khi bệnh phát triển nhiều thì tiến hành phun thuốc Amistar 250SC, Carbenda 60WP, Score 250SC... để phòng trừ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sâu Hại Chồi Xoài Sâu Hại Chồi Xoài Phòng Trừ Sâu, Rầy Bảo Vệ Ngọn Xoài Phòng Trừ Sâu, Rầy Bảo…