Tin thủy sản Phòng trị bệnh do nấm và virus trên cá nuôi lồng bè
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng trị bệnh do nấm và virus trên cá nuôi lồng bè

Tác giả TTKNQN, ngày đăng 03/01/2020

Phòng trị bệnh do nấm và virus trên cá nuôi lồng bè

Bài viết đúc kết từ thực tế sản xuất và tổng hợp từ các nguồn tài liệu để cung cấp cho bà con nông dân một số biện pháp phòng trị bệnh do nấm và virus gây ra trên cá nuôi lồng bè.

PHÒNG, TRỊ BỆNH DO NẤM

* Dấu hiệu bệnh lý:

Trên da xuất hiện các vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm.

Sau vài ngày nấm phát triển mạnh, các sợi nấm đan chéo thành từng búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Mùa phát bệnh thường vào mùa lạnh, nhiệt độ nước từ 18-25oC nấm phát triển mạnh nhất.

* Tác nhân gây bệnh: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya gây ra. Ngoài ra còn một số loài nấm khác cũng tấn công khi cơ thể cá bị suy yếu.

* Đối tượng mẫn cảm: Các loài thuộc Bọ cá Chép (Cypriniformes)

- Biện pháp phòng bệnh:

Tạo điều kiện sống thuận lợi cho cá, nhất là vào những lúc trời lạnh

Cho cá ăn đầy đủ không để cá bị suy dinh dưỡng (thiếu ăn).

Không nuôi mật độ quá cao

Tránh làm sây sát cá do đánh bắt, vận chuyển.

Tăng cường cho cá ăn vitamin C

Nên treo túi vôi 1 tuần/ lần vào mùa mưa.

Vớt cá bệnh ra khỏi lồng bè càng sớm càng tốt để tránh lây lan bệnh sang cá khỏe.

- Biện pháp trị bệnh:

Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp sau:

Tắm cho cá bằng hóa chất diệt nấm như dung dịch muối ăn, thuốc tím (KMnO4)... Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đưa thuốc trực tiếp xuống lồng bè nuôi với nồng độ thuốc bằng 1/10 liều lượng thuốc khi tắm.

Tính lượng hóa chất cần dùng

Ví dụ: Tính lượng sunphát đồng cần thiết để pha 80 lít nước tắm cá với liều lượng sử dụng là 10g/m3

Cách tính:

Tính lượng sunphát đồng cần pha trong 1 lít nước 10g : 1000 lít = 0,01g

Lượng Sunphát đồng cần thiết để pha 80 lít nước là: 80 lít x 0,01g = 0,8g

Vậy lượng thuốc tím cần pha vào 80 lít nước là 0,8g.

BỆNH DO VIRUS TRÊN CÁ TRẮM CỎ

Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ

* Dấu hiệu bệnh lý:

Trạng thái hoạt động: da đổi màu tối xẫm, khô ráp, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt, cá kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.

Dấu hiệu bên ngoài: Gốc vây, nắp mang, xoang mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi nhẹ và xuất huyết, các tia mang nhợt nhạt. Nhìn chung dấu hiệu bên ngoài ít có sự biến đổi ngoại trừ những nơi bị xuất huyết.

Dấu hiệu bên trong: hệ thống cơ dưới da xuất huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần, khi cơ bị xuất huyết có màu đỏ tím giống màu thịt bò. Trong xoang cơ thể, gan, thận, lá lách xuất huyết, trong ruột và dạ dày không có thức ăn, thành ruột bị xuất huyết nhưng không hoại tử (thành ruột còn vững chắc và không bị thối nát).

Cá bị bệnh từ 3 - 5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-80%, thậm chí chết 100%. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá cỡ từ 6 - 25 cm, đặc biệt nghiệm trọng nhất từ cỡ 15-20 cm (trọng lượng: 0,3 - 0,5 kg/con), ít gặp ở cá trưởng thành (1 tuổi trở lên).

Mùa vụ xuất hiện bệnh: xuất hiện nhiều vào cuối mùa xuân, đầu hè và mùa thu, khi nhiệt độ nước 24 - 30oC gây chết hàng loạt.

* Tác nhân gây bệnh:

Loại Virus: Do Reo virus có nhân là ARN, không có vỏ.

Hình dạng của virus: dạng hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ: 5/3/2, có có 92 carpsome, có đường kính rộng khoảng 60 – 70nm.

* Biện pháp phòng, trị bệnh

Hiện chưa có thuốc trị bệnh, vì vậy cần chú ý đến biện pháp phòng bệnh

 - Biện pháp phòng bệnh:

Biện pháp sinh học cơ bản để phòng bệnh là nuôi cá ở nhiệt độ cao hơn 20ºC, do tác nhân gây bệnh ít xuất hiện.

Chọn giống có miễn dịch tự nhiên cao, nhưng thực hiện biện pháp này không đại trà được.

Tắm sát trùng cơ thể cá trước khi thả vào lồng nuôi bằng 1 trong các loại hóa chất sau:

+ Dung dịch muối ăn có nồng độ 2-3 % tắm trong thời gian 5-15 phút.

+ Thuốc tím với nồng độ 10 – 20 ppm (10 – 20g/1m3), thời gian tắm 30- 60 phút.

+ Dung dịch Oxy già với nồng độ 50 -100 ml/m3, thời gian tắm 30- 60 phút.

Định kỳ treo túi thuốc trong lồng bè trong quá trình nuôi.

Định kỳ vệ sinh môi trường nước nuôi bằng thuốc và hóa chất:

Treo đồng sunphat trong lồng bè với liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.

Hoặc treo thuốc tím trong lồng, bè với liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 1 lần.

Trước và trong mùa bệnh, định kỳ trộn Vitamin C vào thức ăn, với lượng 20-30 mg/kg cá/ngày.

Tính lượng hóa chất cần dùng

+ Ví dụ: Lồng nuôi có diện tích 20m2, nước sâu 1,2 m. Hãy tính lượng thuốc tím cần thiết để treo trong lồng với liều lượng sử dụng là 50 g/10m3.

Cách tính:

Thể tích nước trong lồng là

20 m2 x 1,2m = 24 m3

Lượng thuốc tím cho xuống lồng là: 24 m3 x 50g/10 m3 = 120 g

Vậy lượng thuốc tím cần dùng để treo trong lồng là 120 g

+ Ví dụ: Tính lượng vitamin C trộn vào thức ăn với liều dùng là 30mg/1kg cá/ngày để phòng bệnh cho 500 kg cá trắm cỏ.

Cách tính:

Tính lượng vitamin C trộn vào thức ăn:

500kg x 30 mg/kg  = 15000 mg = 15 g.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thử nghiệm thiết bị tạo ôxy mới trong nuôi tôm Thử nghiệm thiết bị tạo… Giải pháp giúp ổn định ôxy hòa tan trong ao Giải pháp giúp ổn định…