Nuôi lợn (Heo) Phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - Phần 2

Tác giả NCN, ngày đăng 01/07/2016

Phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - Phần 2

4. Quá trình tận diệt PRRS trên toàn quốc ở Chi Lê:

Hiện nay Chi Lê đang gặp khó khăn do vấn đề khắc phục hậu quả động đất, tuy nhiên trước đây Chi Lê đã rất thành công trong việc tận diệt PRRS trên toàn quốc.

Năm 1995,lần đầu tiên Chi Lê xác nhận việc nhiễm PRRS trên đàn heo.

Theo điều tra thời kì đầu có 214 con trên 2011 con bị dương tính chiếm tỷ lệ 10,6%.

Và sau đó theo kiểm tra trên toàn quốc có 30,1% nông trại bị dương tính và tỷ lệ nái bị nhiễm bệnh là 13,7%.

Sau đó , bộ nông nghiệp Chi Lê và cơ quan chủ quản của hiệp hội chăn nuôi heo đã lập ra kế hoạch nhằm chống lại PRRS trên toàn quốc.

Các bước nhằm tận diệt PRRS tại Chi Lê :

a. Điều tra dịch tể học trên toàn quốc bằng phương pháp kiểm tra máu.

b. Đề ra các quy định về PRRS: các nông trại dương tính dương tính không di chuyền heo ( trừ việc chuyển tới lò mổ) và phòng dịch triệt để.

c. Các nông trại nhiễm bệnh phải cải tạo lại đàn hoặc đào thải hết nái trong trang trại để tận diệt PRRS.

d. Các nông trại đã tận diệt, liên tục kiểm tra, monitoring huyết thanh

Theo số liệu bảng 3 thì đến năm 2007, Chi Lê đã hoàn thành việc tận diệt PRRS trên toàn quốc và đến hiện tại vẫn chưa có báo cáo bất cứ trường hợp phát sinh dịch bệnh nào.

5. Quá trình tận diệt PRRS tại Mỹ và so sánh năng suất trước và sau khi tận diệt:

Phương pháp tận diệt PRRS

5.1 Phương pháp tái lập toàn bộ đàn heo

5.2 Phương pháp kiểm tra toàn bộ loại bỏ con dương tính

5.3 Giảm đàn heo.

Dù áp dụng bất cứ biện pháp nào ta cần phải lên kế hoạch đầy đủ để có thể thành công mà tránh gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất.

Phương pháp giảm đàn heo ( ngưng nhập heo hậu bị trong vòng 6 tháng) được sử dụng nhiều nhất.

Để rút ngắn thời gian ngưng nhập heo hậu bị ta có thể thụ tinh heo hậu bị ở bên ngoài ( off-site) hoặc sử dụng trại heo hậu bị riêng biệt.

Tuy nhiên với điều kiện các trại chăn nuôi thông thường hiện nay ta cần phải áp dụng biện pháp cách ly đàn và làm trống trại cai sữa cùng một lúc

Khi nông trại đã tận diệt dịch bệnh, số lượng heo con sản xuất ra được nhiều, ta có thể đào thải heo con bị bệnh và thay thế bằng heo khỏe mạnh để không gây ành hưởng lớn tới hệ thống sản suất ( Depopulation/ Repopulation).

Không chỉ PRRS mà nếu tận diệt Mycoplasma thì năng suất sẽ tăng lên rất cao ( bảng 5).

Cũng theo bảng 5 thì ở trại thịt 2 tuy bị nhiễm Mycoplama chỉ tận diệt được PRRS nhưng năng suất cũng đã tốt hơn.

Hiện nay, nếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Draxxin thì chúng ta có thể đồng thời tiêu diệt được các bệnh như viêm màng phổi, mycoplasma.

6. Cuộc vận động tận diệt PRRS theo từng khu vực tại Mỹ:

Hiện tại khu vực nuôi heo nhiều và cũng là nơi có nhiều trại heo dương tính với PRRS của Mỹ là bang Iowa, và bang North Carolina thì không có nhiều biến chuyển về dịch bệnh này.

Nhưng bang Minnesota thì đã tiến hành chính thức các cuộc vận động tận diệt PRRS.Cùng với đó các bang có số lượng trại heo ít như North Dakota và bang Wisconsin

cũng hưởng ứng cuộc vận động này.

Trên thực tế thì từ năm 2004 các giáo sự thuộc trường đại học Minnesota đã thảo luận về vấn đề tận diệt PRRS, năm 2005 hiệp hội thú y chăn nuôi heo Hoa Kỳ đã đề ra kế hoạch ngắn và dài hạn để thí điểm tận diệt PRRS.

Gần đây, hiệp hội chăn nuôi heo bang.

Minnesota và Hiệp hội các nhà sản xuất thịt heo Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ cho cuộc vận động này.

Đẩu tiên hạt Stevens thuộc trung tây Minnesota được chọn làm nơi thí điểm áp dụng.

Lý do chọn là so với khu vực khác khu vực này số lượng trại heo ít hơn và số lượng trại heo đã được tận diệt PRRS ở khu vực này cũng tương đối nhiều.

Năm 2004, các trại heo và các doanh nghiệp liên quan tới nghành chăn nuôi heo đã được xác định chính xác trên bản đồ ( sử dụng chương trình Google earth, ARC GIS 9.3) và nắm rõ khu vực nhiễm PRRS.

Ở đây tổng cộng có 89 cơ sở ( trại heo nái 19, trại heo con 8, trại thịt 40, trại đực 2, trại cách ly hậu bị 2, gia đình chăn nuôi 2, trại không có heo 13, trại đang không nhập hậu bị 3 và nơi rửa xe và sửa chửa xe vận chuyển heo 2) trong đó có 31 cơ sở dương tính.

Năm 2006 cơ sở dương tính còn 15.

Đến năm 2009 toàn bộ 31 cơ sở đã hoàn toàn âm tính và việc tận diệt đã hoàn thành.

Cho đến hiện nay, cuộc vận động trên vẫn không nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài mà là do công sức của sự hợp tác của các giáo sư trường đại học Minesota, các bác sĩ thú y và nhà chăn nuôi.

Tiếp tục chương trình này sẽ có 6 hạt sẽ được áp dụng các biện pháp nhằm âm tính hóa PRRS.

Ở đây các trang trại dương tính với PRRS thường áp dụng biện pháp giảm đàn đàn heo nái và tái lập lại đàn heo con và heo thịt.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phương án thực hiện mục tiêu chăn nuôi phù hợp với điều kiện của trang trại mình và nâng cao sản lượng tăng 10% - Phần 3 Phương án thực hiện mục… Chế độ ăn của lợn huyết tương lợn hoặc kháng thể lòng đỏ trứng? Chế độ ăn của lợn…