Tin nông nghiệp Phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Tác giả Đình Đức, ngày đăng 19/05/2018

Phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Nuôi dê có nhiều ưu thế như: dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao... Mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiện nay đang được nhiều nông dân (ND) lựa chọn, mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Gia đình chị Lê Thị Liễu (ấp Trung Bình Tiến, xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang) là một trong những điển hình thoát nghèo từ mô hình nuôi dê. Không có đất canh tác, không nghề nghiệp, chị Liễu phải đi làm thuê, làm mướn để có thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.

Năm 2015, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, chị Liễu xây dựng chuồng trại, mua 5 con dê đực về nuôi. Nhờ chăm sóc cẩn thận, sau 6 tháng nuôi, đàn dê của gia đình chị Liễu phát triển rất tốt, trọng lượng mỗi con đạt khoảng 30kg.

Lứa đầu tiên, chị Liễu thu lãi về cho gia đình trên dưới 15 triệu đồng. Nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, chị Liễu quyết định đầu tư nhằm tăng đàn. Đến thời điểm hiện tại, đàn dê của gia đình chị Liễu lên đến 20 con.

Chia sẻ với chúng tôi về mô hình nuôi dê nhốt chuồng, chị Liễu cho biết: “Hiện nay, nhu cầu thị trường rất ổn định nên người nuôi dê không phải lo lắng về đầu ra như nhiều vật nuôi khác. Ngoài ra, nuôi dê không đòi hỏi chi phí cao, người ND chỉ cần bỏ vốn mua giống tốt từ lúc ban đầu với giá từ 3-4 triệu đồng/con. Bên cạnh đó, dê là một loài có khả năng sinh trưởng khá nhanh. Mỗi năm, dê cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-3 con”.

Giống như chị Liễu, anh Kiều Văn Sang (ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, An Phú, An Giang) có kinh tế ổn định từ việc nuôi dê. Trước đây, gia đình anh Sang từng nuôi bò nhưng do chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế không cao.

Sau nhiều lần chuyển đổi mô hình làm ăn, thu nhập của gia đình vẫn bấp bênh. Ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương thôi thúc anh tiếp tục đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm.

Trăn trở tìm hướng đi mới, anh Sang quyết định chọn dê là vật nuôi tiếp theo, vì nuôi dê ít vốn, khả năng quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nông nhàn, đặc biệt là giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác.

Lúc đầu, anh nuôi 14 con dê cái và 1 con dê đực. Sau 1 năm, lứa đầu tiên cho xuất chuồng 20 con, trọng lượng mỗi con đạt 35-40kg, với giá bán 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi trên 3 triệu đồng/con.

Anh Sang chia sẻ: “Sau 6 năm nuôi bò, tôi bắt đầu chuyển sang mô hình nuôi dê. So với nuôi bò, nuôi dê khỏe hơn rất nhiều, dê ít bị bệnh và giá cả luôn ổn định. Lứa đầu tiên là người nuôi có thể thu hồi vốn”. Ngoài bán dê thương phẩm, anh Sang còn bán dê giống cho những hộ nuôi dê ở địa phương với giá 3-5 triệu đồng/con.

Theo anh Sang, việc nuôi dê ở vùng đất này rất thuận lợi, do thức ăn có sẵn ngoài tự nhiên. Ngoài ra, việc chăm sóc dê cũng không khó, do dê có khả năng kháng bệnh cao, chi phí đầu tư ít và có thể sinh sản sau vài tháng nuôi.

Tuy nhiên, để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài kinh nghiệm thì kỹ thuật nuôi rất quan trọng. Quá trình nuôi dê nhốt chuồng phải áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại đến khâu theo dõi, quản lý đàn dê.

Để có đàn dê khỏe mạnh, yếu tố đầu tiên là phải chọn con giống tốt, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thức ăn phải để khô ráo trước khi cho dê ăn, tránh để dê bị đau bụng. Bên cạnh đó, người nuôi phải chú ý đến những thuộc tính của dê, vốn là loài vật không ưa ẩm thấp nên khi làm chuồng phải cao ráo, thông thoáng.

Hiện tại, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn nên được nhiều ND áp dụng, mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Với nhiều ưu điểm vượt bậc, mô hình nuôi dê đã và đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp ND ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Hòa An Hiệu quả mô hình chuyển… Làm giàu: Lấp đất nuôi tôm trồng cỏ nuôi bò Làm giàu: Lấp đất nuôi…