Nuôi lợn (Heo) Phân tích số liệu để nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi heo - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phân tích số liệu để nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi heo - Phần 2

Tác giả NCN, ngày đăng 11/06/2016

Phân tích số liệu để nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi heo - Phần 2

3. Những phương hướng căn bản

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, việc điều đầu tiên cần làm là phải ghi chép đầy đủ số liệu để có thể tiến hành phân tích.

Tuy nhiên, nhiều trại không có nhân viên chuyên ghi chép dữ liệu sản xuất, thậm chí nhiều trại không duy trì việc ghi chép trên 1 năm.

Nhiều người hiện nay biết có các phần mềm giúp quản lý dự liệu chăn nuôi nhưng lại nghĩ là trại mình không làm được.

Chính vì suy nghĩ như vậy nên họ không áp dụng các công nghệ phần mềm quản lý dữ liệu.

Như đã nói ở trên, có một số trại đã nhập dữ liệu vào phần mềm, nhưng sau đó ngưng không nhập nữa, do một số lý do sau:

Biến động về nhân lực: những nông trại thay đổi nhân viên thường xuyên thì việc duy trì ghi chép dữ liệu gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, cần ưu tiên quản lý nhân lực cho tốt để không phải tự tay người quản lý ghi chép dữ liệu.

Việc nhập dữ liệu bị trì hoãn: dữ liệu của 1 tuần, 2 tuần...

1 tháng, 2 tháng không được xử lý kịp thời khiến công việc chồng chất không thể hoàn thành.

Dữ liệu nên được nhập ngay khi nhận được.

Phần mềm dữ liệu không chính xác (tỷ lệ đẻ lên tới 120%?): chúng ta đã chăm chỉ nỗ lực nhập dữ liệu, nhưng phần mền cho kết quả không chính xác.

Vấn đề này khiến nhiều trại nản không muốn nhập dữ liệu.

vì thế, khi lựa chọn phần mềm không nên lựa chọn phần mềm miễn phí.

Việc gì cũng cần phải đầu tư thời gian và tiền bạc.

Không có phương pháp giải quyết sau khi phân tích kết quả (Feedback system): khi nhập dữ liệu không có nghĩa là ta giải quyết được mọi chuyện.

Dụa trên kết quả báo cáo cần phải phân tích những vấn đề còn tồn tại của trại, đề ra biện pháp giải quyết những vấn đề đó.

Nhân viên nông trại không hiểu rõ về phần mềm dữ liệu (phần mềm dữ liệu = giám sát): nhân viên ghi chép không hiểu rõ lợi ích của phần mềm mà họ chỉ nghĩ đó là biện pháp để giám sát chính bản thân.

Chính vì vậy, họ không thích việc ghi chép dữ liệu.

Nhân viên nhập dữ liệu không hiểu về chăn nuôi heo: nhân viên nhập dữ liệu cần có kiến thức cơ bản về chăn nuôi heo, sự di chuyển của heo qua các trại.

Người ghi chép và người xử lý nhập dữ liệu cần có những trao đổi để hiểu rõ công việc của mình.

Dịch bệnh, hỏa hoạn gây thiệt hại trên quy mô lớn: trường hợp trại bị dịch bệnh với hàng trăm heo con bị chết khiến việc ghi chép bị ảnh hưởng.

Hoặc các tài liệu sẽ bị mất sạch nếu trại bị hỏa hoạn.

Lúc này thật khó để duy trì việc ghi chép.

Thiếu kinh phí: tuy việc ghi chép nhập dữ liệu chỉ chiếm chưa tới 0,5% chi phí sản xuất, nhưng một số trại cho là tốn kém nên không tiếp tục việc ghi chép nhập dữ liệu.

Nhiều chủ doanh trại chưa ý thức được tầm quan trọng của việc nhập dữ liệu, họ cho rằng mình có thể nắm được tình hình chăn nuôi heo của trại.

Trại ngừng hoạt động.

Những vấn đề cần lưu ý trước khi áp dụng quản lý dữ liệu điện tử:

Để tránh gặp phải các trường hợp ở trên thì trước khi tiến hành áp dụng quản lý dữ liệu điện tử ta cần kiểm tra các hạng mục sau đây:

Quy mô trại có thích hợp trong việc quản lý dữ liệu điện tử không?: những nông trại quy mô nhỏ (ít hơn 50 nái) thì việc áp dụng quản lý dữ liệu điện tử không phù hợp.

Những trại dạng này chỉ cần ghi chép vào sổ, sau đó dùng máy tính tính toán là được.

Tuy nhiên, nếu trại hơn 100 nái, thì mỗi ngày ghi chép, tính toán dữ liệu sẽ mất rất nhiều thời gian công sức, việc sử dụng các phần mềm quản lý sẽ phù hợp hơn.

Những trại có quy mô từ 50~100 nái cần tự phân tích để chọn phương pháp tốt nhất.

Trong tương lai trại có duy trì được việc sử dụng phần mềm quản lý không?: nếu được hãy tiến hành áp dụng ngay.

Trại tự tiến hành nhập dữ liệu trên phần mềm hay gửi dữ liệu cho công ty bên ngoài nhập và phân tích?: ta có thể thấy ưu khuyết điểm của hai phương pháp trên qua bảng sau.

 4. Để kinh doanh trang trại thành công

Cần phải nắm được số liệu căn bản của trại: số nái, số heo con, heo thịt.

Cần nhập số liệu về heo con đẻ, xuất, chuyển chuồng.

Mỗi tháng nên đếm heo khoảng 1 lần.

 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Một số cách phòng bệnh hiệu quả cho vật nuôi Một số cách phòng bệnh… Kiểm tra sức khỏe ban đầu của heo con Kiểm tra sức khỏe ban…