Tin thủy sản Nuôi lươn trong bể lót bạt giúp đẩy mạnh năng suất
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi lươn trong bể lót bạt giúp đẩy mạnh năng suất

Tác giả Thái Hà, ngày đăng 14/11/2017

Nuôi lươn trong bể lót bạt giúp đẩy mạnh năng suất

Nuôi lươn trong bể lót bạt không đòi hỏi diện tích lớn; kỹ thuật đơn giản; không tốn nhiều chi phí con giống, thức ăn, thời gian chăm sóc lại cho năng suất cao.

Nuôi trong bể lót bạt là mô hình nuôi lươn cho năng suất cao trong mùa lũ.

Bà Nguyễn Thị Hồng Điểu, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ cho biết, nuôi lươn trong bể lót bạt không đòi hỏi diện tích lớn; kỹ thuật đơn giản; không tốn nhiều chi phí con giống, thức ăn, thời gian chăm sóc.

Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) là một trong những xã có số hộ dân tham gia mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt cao ở huyện Cờ Đỏ. Theo nhiều nông dân xã Thạnh Phú, nuôi lươn trong bể làm bằng bạt có thể tận dụng các khoảng đất trống quanh nhà để làm bể nuôi, vốn đầu tư mua vải cao su và vật liệu để làm một bồn 30 - 80 m2 từ 500.000 đến 600.000 đồng; mua con giống, thuốc thú y 1,4 - 1,5 triệu đồng…

Sau 7 - 10 tháng nuôi, có thể thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng/bể, thậm chí cao hơn (nếu tự đánh bắt được lươn giống về nuôi). Ông Nguyễn Hồng Dũng (ấp Phước Lộc, xã Thạnh Phú) thực hiện bể nuôi 30 m2, thả 40 kg lươn giống (loại 30 con/kg), mật độ 50 con/m2, tỷ lệ sống 75 - 80%.

Sau 7 tháng nuôi và chăm sóc, lươn đạt trọng lượng 200 - 250 g/con, năng suất khoảng 240 kg lươn thịt, bán với giá bình quân 125.000 đồng/kg. Trừ chi phí con giống, dụng cụ làm bể bạt, ông Dũng thu lãi trên 14 triệu đồng/bể; từ đó mở rộng thêm bể nuôi, đến nay đã được 4 bể với diện tích gần 100 m2, theo thông tin từ Tạp chí Thủy sản Việt Nam.

Kỹ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt khá đơn giản. Chuẩn bị bể nuôi lươn: Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát, dễ lấy nước vào và thoát nước ra, làm mái che hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió. Cắm trụ, dùng bạt ni lông loại dày không thoát nước quây dựa các trụ tạo thành bể. Bể nhỏ: 6-10 m2, bể lớn: 30-80m2. Chiều cao mỗi bể 1 – 1,2 m.

Lấy đất sạch, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, phơi nắng kỹ, rải 1 lớp dày 20-30 cm ở đáy bể. Nếu bể to, có thể rải 2/3 diện tích bể bằng lớp đất cao 40cm. Cho nước qua lọc và đã diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng vào bể. Mực nước trong bồn: 20 – 30 cm.

Nuôi lươn trong bể lót bạt có kỹ thuật khá đơn giản nhưng năng suất, lợi nhuận vẫn cao.

Mặt nước thấp hơn miệng bể 40-50 cm. Thả lục bình tạo bóng râm. Nước trước khi thêm vào bể nuôi phải được diệt mầm bệnh, ấu trùng, ký sinh trùng. Bắt lươn con về ương nuôi: cho mồi vào lờ, dùng đèn, đuốc soi, dùng vợt đón vớt ở các của hang ở mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Thường vớt lươn vào chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi.

Vớt trứng lươn về ấp: lươn đẻ trứng vào bọt do chúng phun trước tổ. Ở nhiệt độ 25-30 độ C trứng nở sau 7 ngày. Khi vớt trứng về, ngâm trứng vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần. Sau 10 ngày khi hết noãn hoàng, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho lươn ăn: lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun, ốc xay nhuyễn…

Ương nuôi lươn con trong xô nhựa, lu, khạp có thành trơn láng, mật độ 200-300 con/m2, treo các búi dây ni-lông để lươn bám vào thở. Thay nước hàng ngày sau khi cho ăn. Sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao nuôi lươn thịt.

Tắm lươn bằng nước muối 3-5% trong 3-5 phút trước khi thả để sát trùng và loại những con yếu. Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 – 60 con/kg. Mật độ ương: 60 – 200 con/m2 tùy kích cỡ giống. Tận dụng thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép…

Cho ăn 1 hoặc 2 lần / ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4-6 g chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 tiến, phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh ô nhiễm môi trường. Khi trời âm u, mưa, lạnh: giảm bớt lượng thức ăn tránh dư thừa.

Giữ nước sạch, hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/l. Khi lươn nổi đầu hàng loạt lên mặt nước để thở do thiếu oxy thì phải thay nước ngay. 4 – 7 ngày thay nước 1 lần tùy theo mật độ thả và loại thức ăn, chất lượng nước, theo thông tin từ Nông dân làm giàu. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sử dụng bồn nylon cải thiện năng suất nuôi lươn trên cạn Sử dụng bồn nylon cải… Nuôi cá lồng năng suất cao hơn gần 20 lần so với nuôi ao hồ Nuôi cá lồng năng suất…