Tin thủy sản Nuôi cá trong lồng bè mùa bão, lũ: Cần chủ động ứng phó
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi cá trong lồng bè mùa bão, lũ: Cần chủ động ứng phó

Tác giả Nguyễn Quang Việt, ngày đăng 10/11/2017

Nuôi cá trong lồng bè mùa bão, lũ: Cần chủ động ứng phó

Nuôi cá trong mùa bão, lũ có thể đem lại lợi nhuận lớn tuy nhiên người nuôi đối diện với không ít khó khăn, có khi mất trắng. Bởi vậy, chủ động ứng phó là điều cấp thiết.

Chăm sóc cá điêu hồng ở sông Tam Kỳ đoạn chảy qua địa bàn phường An Sơn.Ảnh: N.Q.V

Nuôi trái vụ

Theo quan sát của chúng tôi, thời điểm sáng 6.11, nước sông Tam Kỳ vẫn còn dâng rất cao. Mặc dù đã buộc chặt bè nuôi cá vào bờ nhưng các nông hộ vẫn luôn thắc thỏm, liên tục theo dõi các dây neo chèn chống và vớt cá lên xem. Ông Nguyễn Minh Đức nuôi cá điêu hồng trong 1 bè có 10 lồng cá ở sông Tam Kỳ đoạn chảy qua địa bàn phường An Sơn. Đến thời điểm này, cá nuôi của ông Đức tròn 3 tháng tuổi. Dự kiến, cá điêu hồng sẽ được xuất bán đồng loạt vào dịp tết nguyên đán sắp đến. Nuôi cá trái vụ, ông đã đầu tư thêm nhiều phao nổi, gia cố, bổ sung dây thép cỡ lớn để kết buộc các lồng cá trong bè với nhau và vây thêm một lớp lưới mới quanh lớp lưới cũ để bảo vệ. “Hầu như chỉ khi nào đập Phú Ninh xả lũ thì nước sông Tam Kỳ mới có biến động. Nguồn nước ở đây rất ổn định nên chúng tôi muốn tận dụng tất cả diện tích mặt nước đang có để nuôi cá điêu hồng quanh năm. Đã 3 ngày nay, túc trực quanh bè cá, thấy cá vẫn tạm ổn nhưng không biết chắc có qua được khó khăn vì cá vẫn còn nhỏ quá” - ông Đức cho hay.

Ông Nguyễn Hữu Trường - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Quảng Nam) cho biết, thống kê chưa đầy đủ đến trưa 6.11, Quảng Nam có 13 bè cá bị cuốn trôi trên sông Tam Kỳ đoạn chảy qua địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ), thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Do nước lũ vẫn còn ngập tràn ở nhiều địa phương nên TP.Hội An, huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh chưa có báo cáo về tình hình thiệt hại. Ngành chức năng sẽ tổng hợp các báo cáo của các địa phương để thống kê đầy đủ trong thời gian đến.

Nuôi cá trái vụ đem lại lợi nhuận lớn cho các nông hộ nếu thành công vụ nuôi. Ông Hồ Xuân Tốt (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) cho biết, ở vụ nuôi cá chẽm trong lồng bè xuất bán vào dịp tết năm ngoái, thu lợi được hơn 100 triệu đồng nhờ được mùa lại được giá. Bởi vậy, vào tháng 9.2017, ông Tốt đầu tư nuôi 9 nghìn con cá chẽm trong 3 lồng nuôi trên 1 bè cá ở sông Tam Kỳ đoạn chảy qua địa bàn thôn. “Chúng tôi nuôi cá trái vụ từ nhiều năm nay mong bán được giá vào thời điểm cận tết. Ưu điểm của nuôi cá trong lồng bè là có thể khống chế được tất cả cá vào lồng nuôi, hạn chế hao hụt và thất thoát. Tuy nhiên, lũ lụt có thể khiến lồng bè nuôi cá bị đứt dây buộc, trôi mất” - ông Tốt nói. Mấy ngày qua mưa to gió lớn, nước sông dâng cao, gia đình ông Tốt đã ứng phó bằng cách tăng độ sâu cho các lồng cá để giảm bớt sóng, gió khiến cá khó thích nghi. Ông Tốt cũng thường xuyên vệ sinh lồng nuôi cá sạch sẽ, thông thoáng và treo túi vôi trước dòng chảy để phòng bệnh cho cá.

Cần cẩn trọng

Mưa lớn kéo dài cộng với lũ mạnh trong những ngày qua đã khiến cho môi trường nước ở các lưu vực sông biến động mạnh. Người nuôi cá trong lồng bè đối diện với nhiều thách thức như nhiệt độ nước giảm đột ngột trong thời gian dài. Cả lượng oxy hòa tan trong nước, độ mặn, độ pH, độ kiềm cũng giảm. Ngoài ra, lũ cuốn theo nhiều rác thải, đất, đá khiến nguồn nước bị tác động xấu. Nguy cơ lớn là cá nuôi khó thích ứng, biếng ăn, suy giảm hệ miễn dịch, bị nhiễm bệnh đột ngột và chết. “Tác động của bão, lũ đến nuôi cá trong lồng bè rất lớn. Dòng chảy mạnh mang theo phù sa, đất đá khiến cho các lồng cá dễ bị đứt dây phao, tuột dây neo, rách lưới. Cá nuôi sẽ rất khó hô hấp nên dễ nhiễm bệnh và có thể chết hàng loạt. Ngoài neo buộc cẩn thận, các nông hộ nên khơi thông dòng chảy, ổn định nguồn nước giúp cá dần thích ứng với môi trường nước” - bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam nói.

Với tình hình thời tiết như hiện nay, ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khuyến cáo các hộ nuôi cá phải liên tục theo dõi, cập nhật chặt chẽ diễn biến bất thường của thời tiết để chủ động ứng phó kịp thời, giúp cá nuôi không bị “sốc” môi trường, chết gây thiệt hại nặng. Ngành chức năng yêu cầu các hộ nuôi cá trong lồng bè tăng cường kiểm tra, gia cố lại lồng, bè nuôi cá cho thật sự vững chắc. Khi có mưa to, gió lớn, lũ mạnh cần phải có biện pháp di chuyển lồng bè nuôi cá đến nơi an toàn, neo buộc cẩn thận. Trong những trường hợp cá nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh thì thường xuyên liên hệ với cán bộ kỹ thuật thủy sản của tỉnh, huyện để được hỗ trợ xử lý phù hợp để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đối với các hộ nuôi gần đến kỳ thu hoạch thì chủ động cho ăn, chăm sóc, khẩn trương thu hoạch tránh thất thoát cá. Khi bão lũ đi qua, các hộ nuôi cần chu đáo khử trùng, vệ sinh liên tục lồng bè nuôi cá. Khi cho cá ăn nên trộn khoáng chất, tăng sức đề kháng cho cá, tránh thiệt hại.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Myanmar: Lợi nhuận từ nuôi ghép thủy sản Myanmar: Lợi nhuận từ nuôi… Tiến hành phòng bệnh tổng hợp cho cá để cải thiện năng suất Tiến hành phòng bệnh tổng…