Tôm thẻ chân trắng Nuôi cá mú trong ao đất
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi cá mú trong ao đất

Ngày đăng 02/04/2015

Nuôi cá mú trong ao đất

2. Cải tạo ao:

Thực hiện nghiêm túc quy trình cải tạo ao nuôi cá thông thường: Tát cạn, vét bùn đáy, chỉ để lớp bùn đáy 5-10cm, bón vôi với liều lượng 7-10 kg/100m2, phơi ao trong thời gian từ 5-10 ngày. Sau đó lấy nước vào ao, diệt cá dữ bằng các loại thuốc diệt cá.

Có thể chuẩn bị thức ăn tự nhiên bằng cách thả ghép cá rô phi trong ao trước khi thả giống 14-20 ngày, thả cá rô phi bố mẹ với liều lượng 10kg/1.000m2 (tỷ lệ đực cái là : 1:3)

3. Chọn và thả giống:

Cá không dị tật, màu sắc tươi sáng, không bị sây sát, lở loét trên thân. Cá bơi nhanh nhẹn và chạy thành đàn. Cá giống phải đạt kích cỡ từ 3 cm trở lên. Nên chọn cá giống có kích cỡ lớn 6-8 cm để thả nuôi sẽ rút ngắn thời gian do bỏ qua giai đoạn thuần dưỡng. Mật độ thả nuôi: 0,5 - 1 con/m2. Khi thả giống nên chọn thời điểm lúc trời mát. Có thể tắm cho cá bằng thuốc tím với liều lượng 30ppm trong 3-5 phút hoặc lodine với liều lượng 10ppm trong 2-3 phút.

Thuần dưỡng cá: Nếu giống cá đem về có kích cỡ nhỏ và chưa quen ăn sàng thì tập ăn cho cá bằng cách thả cá vào bể hoặc giai ương (đảm bảo chế độ sục khí và thay nước), cho cá ăn ngày 2-3 lần (cỡ thức ăn phải vừa miệng cá), cho ăn bằng cách rải thức ăn ở những nơi cố định trong bể hoặc giai ương. Sau 15-20 ngày bắt đầu đặt sàng vào bể hoặc giai ương và thả thức ăn vào đó cá sẽ vào sàng ăn. Khi thấy cá vào sàng nhiều (trên 90%) và ăn mạnh là lúc có thể đưa cá xuống ao nuôi.

4. Thức ăn và cách cho cá ăn:

Có thể dùng thức ăn công nghiệp hoặc tươi sống. Nếu là cá tươi thì khâu bảo quản phải đảm bảo không để cá ươn, thối làm cá nuôi dễ nhiễm bệnh. Kích cỡ thức ăn phải phù hợp với giai đoạn phát triển của cá. Cho ăn bằng sàng ăn, lúc cá nhỏ nên sử dụng nhiều sàng.

Khi cá lớn có thể giảm bớt số lượng sàng. Khẩu phần ăn: 2-10% trọng lượng thân. Thời gian lúc thả đến lúc 2 tháng tuổi cho ăn khoảng 8-10% trọng lượng đàn cá sau đó giảm dần đến lúc thu hoạch còn khoảng 20% trọng lượng đàn cá. Lúc cá lớn có thể điều chỉnh thức ăn theo nhu cầu dựa vào lượng thức ăn còn lại trên sàng ăn. Số lần cho ăn 2 lần/ngày.

5. Chăm sóc và quản lý:

Luôn đảm bảo chế độ thay nước theo thủy triều. Nếu cá lớn với mật độ dày nên có chế độ quạt nước về đêm. Khi thay nước nên kiểm tra độ mặn và không thay nước khi trời mưa to rất dễ làm cá bị bệnh.

6. Phòng bệnh:

Treo vôi tại những nơi cho cá ăn mỗi túi với khoảng 10-15 kg. Tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi bằng Vitamin C, Premix hoặc men tiêu hóa.

7. Thu hoạch:

Trong quá trình thu hoạch nên có bể giữ cá với hệ thống sục khí mạnh. Khi kéo cá lên cho vào bể để cho cá khỏe và quen môi trường chật hẹp nhằm giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển. Cũng có thể sử dụng đá lạnh để thả vào bể giữ cá để hạn chế hoạt động của cá nhằm tránh sây sát nâng cao giá trị cá thương phẩm.

Tags: ca mu, ca bong mu, ca nuoc man, cach nuoi ca mu, ky thuat nuoi ca mu, ki thuat nuoi ca mu, nuoi ca mu bang long be


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi cua trong rừng ngập mặn Nuôi cua trong rừng ngập… Các bệnh thông thường ở cá mú Các bệnh thông thường ở…