Tin nông nghiệp Nông dân trồng lúa mì trắng của Mỹ hưởng lợi khi nhu cầu ở Trung Quốc tăng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nông dân trồng lúa mì trắng của Mỹ hưởng lợi khi nhu cầu ở Trung Quốc tăng

Tác giả Phương Thúy, ngày đăng 15/03/2021

Nông dân trồng lúa mì trắng của Mỹ hưởng lợi khi nhu cầu ở Trung Quốc tăng

Trung Quốc nhập khẩu lúa mì trắng của Mỹ để làm thức ăn cho gia súc, đẩy dự báo xuất khẩu đối với loại ngũ cốc thường được sử dụng để làm bánh bông lan và mì lên mức cao nhất trong 27 năm.

Trong năm 2021, Trung Quốc đã đặt trước nhiều lúa mì trắng của Mỹ, số lượng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ngoài Philippines - nước mua ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Các nhà sản xuất ở Mỹ từ lâu đã cố gắng gia tăng sự thu hút của thị trường Trung Quốc đối với thực phẩm bánh kẹo làm từ bột mì trắng, nhưng thời gian gần đây nhu cầu về thức ăn chăn nuôi được đất nước này chú trọng nhiều hơn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 9/3 đã nâng dự báo xuất khẩu lúa mì trắng của Mỹ lên 245 triệu bushel, cao nhất kể từ năm 1994, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

USDA đã hạ dự báo xuất khẩu đối với loại lúa mì phổ biến nhất của Mỹ, lúa mì mùa đông đỏ cứng, do nhu cầu ở một số thị trường thuộc Tây Bán cầu sụt giảm. Lúa mì trắng thường không được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, nhưng hiện nay do giá ngô cao (giá ngô kỳ hạn chuẩn của Mỹ đạt mức cao nhất 7-1/2 năm vào tháng trước) - đã khiến lúa mì trắng trở thành một lựa chọn thay thế hợp lý nhất ở Trung Quốc.

Trung Quốc đang lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi khi họ xây dựng lại đàn lợn lớn nhất thế giới, vốn bị tàn phá bởi dịch tả lợn châu Phi.

Li Hongchao, một nhà phân tích ngũ cốc cho biết: “Hầu hết lúa mì nhập khẩu sẽ được chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi vì giá ngô cao và có lợi nhuận. Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thương mại với Mỹ vào tháng 1/2020. Căng thẳng thương mại gần đây giữa Trung Quốc và Úc - nước trồng một loại lúa mì trắng cứng, cũng khiến Trung Quốc tìm kiếm nguồn cung lúa mì thay thế.

9 tháng kể từ năm tiếp thị lúa mì 2020/21 bắt đầu từ ngày 1/6/2020, việc mua tất cả các loại lúa mì từ Mỹ của Trung Quốc với mức giá cao nhất trong bảy năm là 2,9 triệu tấn.

Theo dữ liệu bán hàng xuất khẩu hàng tuần của USDA, lượng đặt trước lúa mì trắng của Trung Quốc chiếm khoảng một phần ba tổng số hàng mà Trung Quốc đã đặt, ở mức 947.863 tấn tính đến ngày 4/3. Hoạt động mua lúa mì trắng từ Mỹ của Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh vào tháng 11, sau khi quá trình xay xát gần như bị dừng lại vào năm 2018 và 2019 khi Bắc Kinh và Washington đang chìm trong chiến tranh thương mại.

Trước năm 2018, Trung Quốc đã tăng cường mua lúa mì trắng của Mỹ, đặt 228.000 tấn trong niên vụ 2016/17 và 307.000 tấn trong niên vụ 2017/18. Ngành công nghiệp lúa mì của Mỹ, đón đầu sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đã dành nhiều năm để vun đắp mối quan hệ với các nhà xay xát và làm bánh bột mì của Trung Quốc


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mỹ La tinh là thị trường tiềm năng cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất Mỹ La tinh là thị… Mô hình trồng thì là lấy hạt hiệu quả kinh tế cao Mô hình trồng thì là…