Mô hình kinh tế Nông dân Gia Lâm nuôi giun quế thu tiền tỷ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nông dân Gia Lâm nuôi giun quế thu tiền tỷ

Tác giả Dương Lan, ngày đăng 07/10/2019

Nông dân Gia Lâm nuôi giun quế thu tiền tỷ

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Gia Lâm, Hà Nội nuôi giun quế để bán giun thành phẩm, phân sạch và dịch nhầy để làm giàu. 

Mô hình nuôi giun quế từ chất thải chăn nuôi của ông Hùng. Nuôi giun giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế. Ảnh: Dương Lan.

Là nông dân ở ngoại thành Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Hùng nhận thấy môi trường xung quanh đang bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi quá nhiều. Được UBND huyện Gia Lâm cho thuê một phần diện tích đất bỏ hoang, ông Hùng đã xây dựng mô hình nuôi giun quế với quy mô 1500m2. Mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Ông Hùng cho biết, để giun quế có thể tạo ra sản phẩm phục vụ trồng trọt và chăn nuôi từ phân bò, quy trình quan trọng nhất là xây dựng chuồng trại. Chuồng trại được xây dựng đầy đủ 4 lớp để giun không bò đi được. Dưới cùng là đất phẳng, lớp thứ hai là cát đen, tiếp đến là cát vàng và trên cùng là lớp lưới.

Mỗi ngày, giun ăn hết 10-15 tấn phân bò. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho giun, hằng ngày ông Hùng phải đi thu mua phân của các hộ gia đình nuôi bò sữa trong toàn xã. Mặc dù quy mô nuôi giun quế rất lớn, nhưng chỉ cần 2 nhân công điều khiển nguồn thức ăn cho giun vì ông Hùng áp dụng hoàn toàn máy móc do mình tự chế.

Mới đầu thực hiện, ông Hùng gặp rất nhiều khó khăn về xây dựng chuồng trại và thời tiết mưa bão khiến cho giun bò đi mất. Khó khăn không làm mất đi ý chí quyết tâm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu kĩ thuật nuôi giun, đầu tư máy móc để tiếp tục phát triển mô hình của mình.

Trước khi làm nông nghiệp, ông Hùng làm kinh doanh, do đó trong quá trình nuôi và chăm sóc giun gặp điều gì khó khăn, ông Hùng sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên trong trường Đại học Nông nghiệp 1 (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Hiện nay, ngoài mô hình nuôi giun quế, ông Hùng đang phát triển vườn hoa lan, vườn cây ăn quả và khu du lịch sinh thái.

Sau 3 năm triển khai xây dựng mô hình nuôi giun quế của ông Hùng đã mang lại hiệu quả kinh tế cực lớn. Giun quế thành phẩm, sinh khối (giun giống), phân sạch và nước dịch nhầy là những sản phẩm được tạo ra từ mô hình này.

Với giá bán 100.000 đồng một kg giun thành phẩm, 25.000 đồng một sinh khối, 3.000 đồng một kg phân sạch, 5000 đồng mỗi lít nước dịch nhầy, ông Hùng thu về hơn 1 tỷ mỗi năm và trở thành nơi cung cấp phân bón chất lượng cho các trang trại ở Hà Nội và các địa phương lân cận.

Thành phẩm nhờ nuôi giun quế.

Chia sẻ về lý do quyết định xây dựng mô hình nuôi giun quế tại xã Phù Đổng, ông Hùng – chủ tịch HTX Phát triển nông nghiệp và dịch vụ thương mại Hiệp Thư cho biết: "Phân thải ra hằng ngày từ việc chăn nuôi bò sữa rất nhiều khiến cho môi trường ở khu vực này ô nhiễm nghiêm trọng. Với mong muốn giải quyết tình trạng đó và xuất phát từ đam mê làm nông nghiệp, tôi đã triển khai mô hình nuôi giun quế này".

Mô hình nuôi giun quế của ông Hùng không sử dụng bất kì chế phẩm gì, nguồn thức ăn cho giun được lấy từ phân bò. Mô hình này mang lại nguồn thu nhập lớn, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Nói về mô hình nuôi giun quế tại địa phương, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội nông dân xã Phù Đổng cho biết: "Xuất phát từ thực tế chăn nuôi bò sữa với số lượng lớn tại địa phương, hợp tác xã đã thu gom chất thải và xây dựng mô hình nuôi giun quế, giải quyết được tình trạng ô nhiễm và đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Chủ trương của xã trong thời gian tới sẽ chuyển khu chăn nuôi xa khu dân cư và tạo điều kiện phát triển mô hình nuôi giun quế với sự tham gia của nhiều hộ gia đình hơn nữa".

Thành công từ mô hình nuôi giun quế của HTX Phát triển nông nghiệp và dịch vụ thương mại Hiệp Thư đã hạn chế lượng chất thải chăn nuôi ra môi trường. Ngoài ra sử dụng phân sạch trong trồng trọt, lấy giun làm thức ăn trong chăn nuôi là biện pháp hiệu quả tạo ra sản phẩm sạch cho cộng đồng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Biofloc lãi gần 1 tỷ đồng/ha Nuôi tôm thẻ chân trắng… Nông dân Hưng Yên thu tiền tỷ nhờ nuôi cá lồng Nông dân Hưng Yên thu…