Nuôi lợn (Heo) Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết, ngày đăng 06/08/2018

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái

Hỏi: Lợn nhà tôi đã đẻ được 4-5 ngày thì ở tử cung bị chảy ra máu, mệt mỏi, bỏ ăn. Hỏi các chuyên gia cho tôi biết nguyên nhân ra sao và cách khắc phục?

Trả lời:

Căn cứ vào triệu chứng nêu và giai đoạn của lợn thì lợn nhà chị khả năng bị mắc bệnh viêm tử cung. Bệnh này là một bệnh sinh sản thường gặp trong chăn nuôi lợn nái, thường xảy ra ở giai đoạn sau khi sinh, đặc biệt xảy ra nhiều trên là trên giống lợn nái ngoại sau đó đến lợn nái lai, thấp nhất ở các giống lợn nội. Lợn bị bệnh còn có những biểu hiện như mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, mất sữa, có thể kế phát sang viêm vú.

Nguyên nhân mắc bệnh

Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

- Can thiệp không đúng kỹ thuật khi lợn đẻ khó; lợn bị nhiễm trùng từ chuồng trại do chuồng trại kém vệ sinh.

- Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn.

- Cơ quan sinh dục ngoài bẩn.

- Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp.

- Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.

Phòng bệnh:

Để phòng bệnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái khi mang thai và sau sinh, tiến hành can thiệp hỗ trợ lợn đẻ đúng kỹ thuật, tiến hành thụt rửa tử cung cho lợn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch thụt rửa tử cung.

Sau khi sinh 2h, có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau để tiêm cho lợn để phòng viêm tử cung do nhiễm khuẩn như: MARPHAMOX-GEN LA; MARPHAMOX-LA; CEPTYL-NEW; AMPICOLIS T. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cho lợn uống điện giải và Glucose giúp tăng cường giải độc, giảm xuất huyết, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch.

Thường xuyên bổ sung ADE-MIX vào khẩu phần thức ăn, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, giúp tăng tái tạo tế bào niêm mạc, giảm lão hóa, giảm xây xước và viêm nhiễm, phòng chống hiện tượng bại liệt sau khi sinh, lợn con còi xương.

Điều trị:

Theo triệu chứng chị nêu thì lợn nhà chị bị viêm tử cung sâu và dịch chảy ra có máu nên không được thụt rửa, tránh trường hợp viêm ngược và tắc ống dẫn trứng.

Trong trường hợp này có thể dùng:

- PG-F2α hoặc oxytoxin tiêm, giúp đẩy dịch viêm ra ngoài

- Tiêm các loại thuốc kháng viêm hạ sốt.

- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm khuẩn: CEFANEW-LA; MARPHAMOX-LA; AMPICOLIS T. Liều lượng và đường đưa thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên Kỹ thuật chăm sóc heo… Ảnh hưởng độc tố Fumonisin đến năng suất của lợn thịt Ảnh hưởng độc tố Fumonisin…