Tin nông nghiệp Nghiên cứu thành công phương pháp diệt trừ hiệu quả cây mai dương
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nghiên cứu thành công phương pháp diệt trừ hiệu quả cây mai dương

Tác giả Nguyễn Hữu Thi (Tổng hợp)., ngày đăng 24/01/2019

Nghiên cứu thành công phương pháp diệt trừ hiệu quả cây mai dương

Cây Mai dương, một loại cây ngoại lai đang hoành hành khắp cả nước ta, là loại cây có vòng đời sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể nhanh chóng tạo thành những thảm cây gai, bụi cây gai lớn, lấn át và làm các loài cây bản địa khác không thể nào phát triển được.

Cây mai dương còn có một số tên gọi khác như trinh nữ than gỗ, trinh nữ đầm lầy, trinh nữ nhọn, mắt mèo, trinh nữ nâu, mắc cỡ Mỹ… với tên khoa học là Mimosa pigra thuộc họ Mimosaceae, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được nhập vào miền Nam nước ta từ Indonesia trong những năm 70 của thế kỷ trước.  Theo đánh giá của các nhà khoa học thì hiện Mai dương đã lây lan ở nhiều vùng sinh thái, hệ sinh thái trên phạm vi cả nước. Đây thuộc loại cây bụi, đa niên, thường mọc ở nơi đất trống, ẩm ướt, ven sông suối… Cây có thể cao tới 6 m, phân nhiều nhánh, thân và cành có nhiều gai nhọn. Từ lúc hạt nảy mầm đến khi cây ra hoa, đậu quả, kết hạt và quả chín mất khoảng 8 - 10 tháng, trái có dạng trái đậu, màu nâu, chứa từ 14 - 26 hạt, trung bình mỗi cây cho khoảng 10.000 hạt/năm. Hạt của mai dương có sức sống rất cao, dễ nẩy mầm khi gặp đất có độ ẩm, phát tán rộng bằng nhiều con đường như gió, côn trùng, chim, động vật và đặc biệt là chúng lây lan theo nguồn nước, một tốc độ lây lan theo cấp số nhân.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng diện tích đất ở các tỉnh vùng ĐBSCL bị cây mai dương xâm lấn lên đến 6.000 ha, còn các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc là trên 10.000 ha, con số này vẫn chưa phải là con số cuối cùng. Mai dương sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, khi sinh sôi mạnh có thể nhanh chóng tạo thành những thảm, rừng cây bụi lớn, lấn át làm các loài cây khác không phát triển được, đe dọa làm hoang mạc và nghèo hóa đất canh tác, làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và các loài động thực vật khác. Đây là loài thực vật hoang dại rất nguy hiểm, ngoài mức độ gây hại, làm thiệt hại về kinh tế, tài nguyên rất lớn, mức chi phí để loại bỏ nó cũng không hề nhỏ. Các địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp đối phó như chặt, đốt… nhưng vẫn không thể tiêu diệt được hoàn toàn, đến mùa mưa cây lại tiếp tục nảy chồi mới, tiếp tục lây lan ngày càng nhanh hơn, rộng hơn và tàn phá môi sinh ngày càng trầm trọng hơn.

Theo quy trình phòng trừ tổng hợp cây trinh nữ thân gỗ Mimosa pigra L. ở Việt Nam, hiện có 3 biện pháp cơ bản để diệt cây mai dương là thủ công, hóa học và sinh học được áp dụng cho các Vườn Quốc gia, các vùng lòng hồ chứa nước hay các vùng đất ven sông và tại các vùng đất canh tác. Theo Viện Bảo vệ Thực vật thì biện pháp sinh học đã được tiến hành ở một số nước gồm Úc, Thái Lan… như thả mọt đục hạt, sâu đục thân, đục ngọn cây nhưng đến nay chưa được thực hiện ở nước ta. Các biện pháp thủ công gồm nhổ bỏ cây non, chặt cây, đào rễ cây trưởng thành để khô rồi đốt. Biện pháp hóa học là kết hợp với việc phát chặt cây trưởng thành cho lên chồi rồi phun các loại thuốc hóa học như Roundup 480SC, Ally 20DF, Glyphosate, Truyclopyr, Paraquat, Metsulfuronmethyl và 2,4D kết hợp với ngâm nước để tiêu diệt cây non. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học thì giải pháp hữu hiệu nhất là tiêu diệt chúng ngay từ nhỏ bằng cách nhổ bỏ cả cây con. Các địa phương cần tổ chức đội ngũ chuyên môn để phổ biến rộng rãi cho cộng đồng biết về tác hại và cách diệt trừ loại cây nguy hiểm này.

Biện pháp mới mà Khoa Sinh học, Đại Học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đề nghị bổ sung vào quy trình phòng trừ tổng hợp cây mai dương là phun dung dịch nước muối NaCl pha nồng độ từ 10 - 60 gr/l rồi phun lên cây trưởng thành sẽ gây ra sự mất diệp lục tố và carotenoid, dẫn đến sự mất màu lục và hóa nâu của lục mô ở tử diệp mai dương. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, chỉ sau 2 giờ phun dung dịch muối ăn, cây mai dương bị tổn thương lá, cành, 2 tuần sau sẽ rụng hết lá, thuận lợi cho các biện pháp thủ công tiếp theo là chặt, đào bỏ rễ để đem đốt.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì đây là biện pháp diệt trừ cây mai dương cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các biện pháp phun thuốc hóa học vì chi phí giá thành rẻ hơn nhiều lần, có tính khả thi và dễ áp dụng rộng rãi trong điều kiện địa hình phức tạp như ở nước ta hiện nay./. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Một số lưu ý vệ sinh đồng ruộng, làm đất cho vụ xuân 2019 Một số lưu ý vệ… Kiểng lúa tím chưng Tết 50.000 đồng/chậu nhưng vẫn “cháy” hàng Kiểng lúa tím chưng Tết…