Tin nông nghiệp Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên

Tác giả La Hai, ngày đăng 30/06/2017

Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên

Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên cho biết thời gian qua rầy nâu bùng phát, gây hại nhiều diện tích lúa ở tỉnh này.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi (bên phải) hướng dẫn hướng dẫn Chi cục BVTV Phú Yên lắp đặt bẫy gió

Phương pháp của ngành BVTV cũng như bà con nông dân lâu nay là tiến hành điều tra hàng tuần theo định kỳ tại ruộng để theo dõi xem có sự xuất hiện gây hại của rầy nâu hay các loại rầy khác trên cây trồng hay không. Với việc làm này không thể dự báo được khi nào rầy xuất hiện, hoặc là rầy xuất hiện nhiều hay ít.

Để khắc phục hạn chế đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học, nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) đã giúp Phú Yên đặt các bẫy gió bắt được rầy nâu bay qua. Dựa trên phân tích số liệu, có thể dự báo trong thời gian tới loại rầy nào sẽ gây hại cây trồng nào để chủ động phòng trừ. Đó là tính hiệu quả của bẫy gió so với cách điều tra thông thường.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi và TS Mizuki Matsukawa thuộc JIRCAS vừa có chuyến đi đến Phú Yên lắp đặt bẫy gió thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam”. TS Nakamura Satoshi cho biết, với độ cao 10m, bẫy gió sẽ bắt được rầy di cư từ xa đến để xác định sự biến động quần thể và khả năng di cư của rầu nâu qua địa bàn Phú Yên.

Ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi đến Phú Yên lần này là muốn xây dựng các bẫy gió. Việc đặt các bẫy nhằm xác định các loại rầy, đặc biệt là rầy nâu di cư. Khi bắt được rầy nâu chúng tôi sẽ phân loại ra rầy nâu hay rầy lưng trắng. Thông qua đó chúng tôi nghiên cứu hướng gió tác động đến sự biến đổi quần thể cũng như sự di cư của rầy nâu ra sao?".

"Việc đặt bẫy gió là để nghiên cứu khoa học, vậy nghiên cứu này có chuyển giao ứng dụng cho người dân không, thưa tiến sĩ?", chúng tôi đặt câu hỏi. Ông trả lời dứt khoát: "Đó là điều hiển nhiên. Mục tiêu của bẫy gió, đầu tiên là phục vụ nghiên cứu. Từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học phân tích đánh giá kết quả rồi chuyển giao ứng dụng cho người dân vào thực tế SX. Qua thực tế mới khẳng định tính hiệu quả".

Được biết, trong quá trình thực hiện đề tài, JIRCAS đã lắp đặt 4 bẫy gió tại các tỉnh Phú Yên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên- Huế, Nam Định. Thời gian tới, các nhà khoa học Nhật Bản sẽ phân tích dữ liệu chung từ dữ liệu lắp đặt bẫy gió tại 4 tỉnh trên để có kết luận chính xác về sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Trồng nấm thu lợi gần 300 triệu đồng mỗi năm Trồng nấm thu lợi gần… Nghệ An: Bùng phát sâu bệnh hại cây trồng Nghệ An: Bùng phát sâu…