Tin nông nghiệp Nghề làm đẹp kiệu lá tất bật mùa Tết
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nghề làm đẹp kiệu lá tất bật mùa Tết

Tác giả Dũ Tuấn, ngày đăng 01/02/2016

Nghề làm đẹp kiệu lá tất bật mùa Tết

Để chạy đua thời gian vận chuyển hàng đi tiêu thụ, càng gần Tết, nhiều đại lý thu mua tại vựa kiệu Phù Mỹ càng có nhu cầu tìm số lượng nhân công rất lớn. Tùy theo số lượng hàng mà mỗi địa lý thuê 5-10 nhân công chuyên "làm đẹp” kiệu và chất chúng lên xe tải.

Nhiều năm nay, xong mùa vụ bà Nguyễn Thị Khanh (55 tuổi, trú thị trấn Phù Mỹ) lại chọn việc làm thuê cho các đại lý thu mua kiệu để kiếm thêm thu nhập. Bà Khanh cho hay: “Tôi làm được 2 sào kiệu đã bán xong rồi nên tìm đến đại lý thu mua xin chân vào làm nghề làm đẹp kiệu lá. Nghề này không nặng nhọc tuy nhiên cần sự tỉ mỉ và cẩn thận nên đa phần người trong nghề đều là phụ nữ”.

Theo bà Khanh, công việc chủ yếu của bà là cắt lá kiệu gọn gàng rồi chất vào giỏ, cột thật chặt, sao cho chắc chắn và đẹp mắt. Tùy theo mỗi đại lý mà tiền lương của nhân công được tính theo ngày công hoặc ăn theo sản phẩm.

“Công việc mới nhìn thì đơn giản nhưng không cẩn thận thì mất việc ngay. Phải làm thế nào để giỏ kiệu đẹp mắt và trong quá trình vận chuyển không bị rơi ra ngoài, lúc đó người chủ mới ưng ý”- bà Khanh nói.

Tỉ mỉ trong từng công đoạn

Tại đại lý thu mua kiệu của bà Trần Thị Thu (58 tuổi, trú thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ) có đến 5 nhân công tất bật "làm đẹp” cho kiệu lá

Tranh thủ vào lúc chiều tối, ông Nguyễn Chung (40 tuổi, huyện Phù Mỹ) chọn việc bốc vác kiệu lên xe để kiếm thêm thu nhập. Ông Chung chia sẻ: “Mỗi giỏ kiệu nặng hơn 1,5 tạ nên cần đến 2,3 người vác lên xe mới nổi. Nặng nhọc lắm nhưng bù lại mình tranh thủ thời gian ngắn để kiếm vài đồng tiêu Tết”.

Tại đại lý thu mua kiệu của bà Trần Thị Thu (58 tuổi, trú thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ) có đến 5 nhân công chuyên nghiệp đang tất bật "làm đẹp” cho kiệu lá.

Kiệu được chứa trong giỏ tre và cột bằng dây dừa chắc chắn

 Sản phẩm đã hoàn thành nằm chờ vận chuyển

Theo bà Nguyễn Thị Khanh (55 tuổi, trú thị trấn Phù Mỹ), công việc chủ yếu của bà là cắt lá kiệu gọn gàng rồi chất vào giỏ, cột chặt sao cho thật chắc chắn và đẹp mắt.

Tùy theo số lượng hàng mà mỗi đại lý thuê 5-10 nhân công "làm đẹp” kiệu

 Những giỏ kiệu đang nằm chờ tại đại lý thu mua

Nhiều phụ nữ đang tất bật để kiếm thu nhập trong mùa kiệu Tết.

Bà Thu chia sẻ: “Ở đây chúng tôi khoán cho nhân công theo số lượng sản phẩm với số tiền thích hợp. Thỏa thuận được thì họ nhận làm, tiền cắt kiệu lá 60.000 đồng/tấn, vào giỏ 5.000 đồng/giỏ, rồi bốc vác thì thuê nhân công nam với mức thù lao 8.000 đồng/giỏ khi đưa lên xe. Tại đại lý của tôi 5 nhân công làm từ 1 giờ chiều cho đến 8 giờ tối thì được gần 20 tấn. Tính ra mỗi nhân công có thu nhập được hơn 200 ngàn đồng trong vòng 7 tiếng đồng hồ”.

Ngày Tết đang cận kề, nhiều phụ nữ tại nông thôn vẫn đang hăng say với công việc cuối năm với mong mỏi có cái Tết ấm no, sum vầy.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Người Sài Gòn săn chậu bưởi Diễn giá hàng chục triệu chơi Tết Người Sài Gòn săn chậu… Vựa heo lớn nhất miền Trung mỗi ngày bán cả nghìn con Vựa heo lớn nhất miền…