Mô hình kinh tế Ngành Thuỷ sản nâng cao trách nhiệm xã hội
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Ngành Thuỷ sản nâng cao trách nhiệm xã hội

Ngày đăng 17/07/2015

Ngành Thuỷ sản nâng cao trách nhiệm xã hội

"Trách nhiệm xã hội và chất lượng sản phẩm là những yếu tố sống còn để tăng sức cạnh tranh của ngành Thủy sản Việt Nam".

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thuỷ sản nhấn mạnh như vậy tại hội thảo “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” do Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Oxfam Việt Nam tại Hà Nội tổ chức ngày 15/7.

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, bên cạnh những thành quả đạt được, ngành Thủy sản Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm lên là các thách thức liên quan đến ô nhiễm môi trường, khai thác nguồn lợi quá mức, an toàn thực phẩm, an sinh xã hội, quyền và lợi ích của người lao động...

Hiện nhiều hệ thống chứng nhận về trách nhiệm xã hội được các khách hàng quốc tế yêu cầu đối với thủy sản Việt Nam, như SA8000, BSCI, COSTCO, SMETA, METRO, WALMART, BAP, ASC… Việc thực hành các hệ thống chứng nhận này vẫn tập trung nhiều ở các nhà máy chế biến thủy sản (khoảng 30% số nhà máy), nuôi trồng thuỷ sản và một số nội dung trong các tiêu chí của GlobalGAP, VietGAP (chiếm khoảng gần 10%), mảng khai thác thủy sản vẫn còn bỏ ngỏ và gần như chưa có thực hành về trách nhiệm xã hội.

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, nhiều DN lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu không tuân thủ trách nhiệm xã hội, DN sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.

Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Việt Nam, ICAFIS đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về hiện trạng thực hành trách nhiệm xã hội trong khai thác thủy sản tại Việt Nam”. Việc nghiên cứu, khảo sát đã được thực hiện tại các tỉnh thành: Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Qua nghiên cứu, khảo sát, ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS cho biết, nguồn lợi môi trường ven biển đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi ngư dân đang nỗ lực cạnh tranh khai thác, không có khuyến khích, chế tài cho việc áp dụng các "thực hành tốt” trong khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản. Trách nhiệm của chủ tàu đối với người lao động chưa đầy đủ. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản khai thác không có quan hệ ràng buộc, trách nhiệm của các bên tham gia đối với nhau không nhiều. Do đó, khó lồng ghép, thúc đẩy việc áp dụng các thực hành tốt trong khai thác, dẫn đến sự lãng phí nguồn lợi, khoảng 30% khối lượng và giá trị sản phẩm khai thác bị suy giảm, hao hụt.

Trên cơ sở đó, ICAFIS đang xây dựng bản thảo Bộ nguyên tắc thực hành trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng khai thác thuỷ sản tại Việt Nam.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Làm giàu từ nghề nuôi gà và nuôi heo gia công Làm giàu từ nghề nuôi… Mùa chem chép Mùa chem chép