Mô hình kinh tế Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới

Ngày đăng 26/11/2015

Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới

Mục tiêu của các dự án này là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc và nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp nông dân tiếp cận mô hình chăn nuôi bền vững.

Xây dựng mô hình tại xã nông thôn mới

TS Nguyễn Thị Hải (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết, dự án đã được triển khai tại các tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là có quỹ đất lớn để trồng cỏ, dồi dào nguồn thức ăn và quy mô đàn bò lớn.

Do đó, việc lựa chọn, bình tuyển đàn cái nền để thụ tinh nhân tạo (TTNT) và bò vỗ béo rất thuận lợi và đúng đối tượng.

Bà Hải cho biết: “Khi triển khai dự án chọn điểm, chọn hộ để xây dựng mô hình là điều quan trọng nhất, bởi yếu tố này sẽ quyết định thành công của cả quá trình cũng như sẽ góp phần nhân rộng của dự án tới các địa phương miền Bắc cũng như cả nước.

Căn cứ vào tiêu chí này, chúng tôi đã ưu tiên xây dựng mô hình tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM), có chính sách và quy hoạch để phát triển chăn nuôi đại gia súc”.

Kết quả trong 2 năm, dự án đã triển khai được tại 41/42 xã đang thực hiện Chương trình xây dựng NTM, chiếm tỷ lệ 97,61%.

Ở các xã này, cơ cấu đàn bò chủ yếu là bò cái sinh sản (chiếm trên 80%), tuy nhiên công tác phối giống cho bò vẫn chủ yếu bằng phương pháp phối giống trực tiếp chứ và chưa áp dụng đại trà phương pháp phối giống bằng kỹ thuật TTNT.

Ông Dương Quốc Hùng – Chủ tịch UBND xã Thượng Đình (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) cho biết: “Địa phương đã được ưu tiên chọn để thực hiện dự án chăn nuôi áp dụng kỹ thuật TTNT.

Mỗi hộ tham gia dự án được hưởng lợi trực tiếp, đồng thời chúng tôi cũng công khai các chế độ chính sách của dự án đến tận người dân để khuyến khích họ chăn nuôi nhiều và đạt hiệu quả cao.

Điều này góp phần tăng thu nhập cho các hộ, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong Chương trình xây dựng NTM”.

Cần nhân rộng các mô hình hiệu quả

Dự án đã thực hiện triển khai tại 11 tỉnh với quy mô thực hiện 2.924 bò vỗ béo và 3.000 bò được TTNT, đã cho kết quả khả quan. Dự án sử dụng tinh bò đực thuộc nhóm Zebu, Droughtmaste và BBB nên khối lượng bê sơ sinh tương đối cao, bình quân đạt 23,54kg/con.

Cá biệt những bê lai T1 BBB có cân nặng sơ sinh trung bình 29,5kg/con.

Kết quả triển khai dự án còn cho thấy, do được tiêm tẩy ký sinh trùng và thức ăn tinh nên đàn bò có khả năng tăng trọng tương đối cao, bình quân đạt 754,83g/con/ngày.

Chỉ sau 3 tháng vỗ béo, bê con có khối lượng 144 - 220kg đã đạt khối lượng từ 207 – 246kg/con; bò có khối lượng từ 220 – 270kg đã đạt 289 – 332kg/con; bò có khối lượng trên 270kg đã tăng trọng bình quân 760g/con/ngày.

Theo thạc sĩ Hoàng Văn Định - Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho hay: “Từ hiệu quả kinh tế bước đầu cho thấy, dự án chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới hoàn toàn có khả năng nhân ra diện rộng.

Một mặt giải quyết nhu cầu xã hội về việc làm cho lao động ở nông thôn và cũng thông qua dự án sẽ tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật cho bà con”.

Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Các mô hình chăn nuôi gia súc áp dụng kỹ thuật mới cần được phổ biến để bà con nông dân hiểu, tin tưởng cũng như an tâm sản xuất.

Đối với những địa phương có mô hình phát triển đàn trâu bò đã thành công thì cần ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm về mặt kỹ thuật để thực hiện tốt hơn.

Điều quan trọng là khuyến nông địa phương cần phải tìm ra được giải pháp để ngày càng nhân rộng các mô hình hiệu quả”.

Trong 3 năm, dự án được triển khai với 28 mô hình, 56 điểm trình diễn.

Trong đó, có 14 mô hình cải tạo chất lượng bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT với quy mô 3.000 bò cái; 14 mô hình vỗ béo bò thịt với quy mô 2.924 bò thịt.

Có 1.385 lượt nông dân ngoài mô hình được tập huấn kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt.

Hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng 13 -15%.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bảo hiểm năng suất cho cây cà phê Bảo hiểm năng suất cho… Cơ hội quảng bá nông sản đặc sắc Cơ hội quảng bá nông…