Tin nông nghiệp Mỹ trả gạo, doanh nghiệp vẫn bám trụ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mỹ trả gạo, doanh nghiệp vẫn bám trụ

Tác giả Thuận Hải, ngày đăng 13/10/2016

Mỹ trả gạo, doanh nghiệp vẫn bám trụ

Cùng với đó, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có hoạt chất bị Mỹ cảnh báo cũng được doanh nghiệp cho vào diện kiểm soát chặt, tiến tới loại bỏ ra khỏi danh mục sử dụng.

Gạo bị trả, xuất khẩu sang nước thứ 3?

Trao đổi với NTNN ngày 11.10, ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, thời gian vừa qua, trong đợt xuất khẩu gạo đến Mỹ, sản phẩm gạo của Tập đoàn Lộc Trời đã gặp phải trở ngại về việc đáp ứng các chỉ tiêu dư lượng thuốc BVTV đối với hoạt chất Isoprothiolane. Đây là hoạt chất có trong các sản phẩm thuốc trị bệnh đạo ôn cho lúa.

Trong ảnh: Các doanh nghiệp đang nỗ lực nâng cao chất lượng gạo để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ (ảnh minh họa).  Ảnh: T.L

Cụ thể, tại Mỹ, mức quy định về dư lượng Isoprothiolane là không được phép tồn dư, tuy nhiên, trên mẫu gạo được kiểm tra của Lộc Trời, chỉ số này là 0.014ppm nên đã không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Đối với những lô hàng bị Mỹ trả về, ông Dũng cho biết, Lộc Trời chế biến lại và xuất khẩu sang các thị trường khác dễ tính hơn, chấp nhận mức tồn dư hoạt chất Isoprothiolane. Nguyên nhân là do dù lô hàng không được chấp nhận có tồn dư ở Mỹ nhưng ngưỡng cho phép đối với hoạt chất này ở một số thị trường khác vẫn chấp nhận được, cụ thể như ở EU là 5.0ppm, ở Đài Loan là 0.02ppm, Nhật Bản cho phép mức 0.02ppm…

Theo ông Võ Công Thức – Trưởng phòng Quản lý chất lượng ngành lương thực của Tập đoàn Lộc Trời, trong năm 2015, doanh nghiệp này xuất khẩu gạo sang Mỹ với khối lượng 6.892 tấn gạo jasmine và bị phía Mỹ trả về 710 tấn do có dư lượng Isoprothiolane vượt ngưỡng cho phép. Sang năm 2016, tính tới thời điểm hiện tại, Lộc Trời xuất khẩu hơn 6.900 tấn và bị trả về... 4 tấn, cũng vì nguyên nhân là tồn dư Isoprothiolane.

Tăng cường khâu kiểm soát

Dù vướng phải các rào cản về dư lượng thuốc BVTV khi xuất khẩu gạo sang Mỹ, các doanh nghiệp vẫn cho rằng, họ quyết tâm “bám trụ”  thị trường này, bằng cách tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua xây dựng vùng nguyên liệu riêng, theo yêu cầu của Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Đôn – Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng nhận định, hiện tại chỉ có một số lượng không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thị trường Mỹ, do đây là thị trường khó tính, các yêu cầu về chất lượng rất khắt khe.

Để giữ vững và phát triển được thị trường này, ông Đôn cho rằng, doanh nghiệp phải kiểm soát được sản phẩm từ khâu sản xuất. Cụ thể là thông qua các mô hình liên kết với nông dân, có quy trình sản xuất tiên tiến để có thể kiểm soát được chất lượng giống cũng như dư lượng thuốc BVTV sử dụng trong suốt quá trình sản xuất.

Ông Lê Minh Trượng – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cho hay, đơn vị này cũng đang hướng tới việc phát triển thị trường Mỹ bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu riêng hơn 7.000ha tại tỉnh Bến Tre. Theo đó, Vinafood 2 đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xuất khẩu qua Mỹ mỗi năm ít nhất 100.000 tấn gạo thơm trong những năm tới.

Còn ông Võ Công Thức thì cho rằng, hiện tại, một số hoạt chất thuốc BVTV không được Mỹ chấp nhận có tồn dư trong gạo nhưng tại Việt Nam lại không có quy định về ngưỡng tồn dư. Do đó, doanh nghiệp khi xây dựng quy trình sản xuất bền vững phải dựa trên tiêu chuẩn của một số nước khác trên thế giới.

Ông Thức cho biết, Lộc Trời đang kiểm soát sản phẩm gạo thông qua 2 giai đoạn. Thứ nhất, khi lúa về kho, Lộc Trời lấy mẫu kiểm tra tầm soát ban đầu với lệ lấy mẫu là 30%. Sau khi mẫu tầm soát đạt các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng… sẽ được đưa vào chế biến. Ở giai đoạn này, việc lấy mẫu kiểm tra với tỉ lệ 100% và phân tích mẫu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Cũng theo ông Thức, phía Mỹ cũng kiểm soát rất chặt đối với hàm lượng asen (thạch tín) tồn dư trong gạo. Do đó, hiện tại, doanh nghiệp này cũng thực hiện kiểm soát chặt hàm lượng asen trong đất và tồn dư trong sản phẩm. Đồng thời, thành lập Hội đồng khoa học kỹ thuật để tư vấn các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm.

“Tập đoàn cũng đang tiến hành thủ tục tái thẩm định sản phẩm gạo xuất khẩu với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ để tiếp tục giao thương trong thời gian tới” - ông Dũng cho biết thêm.

Sẽ loại bỏ các thuốc BVTV bị Mỹ cảnh báo
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Giám đốc Lộc Trời, để tránh tình trạng gạo xuất khẩu tiếp tục bị Mỹ cảnh báo do phát hiện dư lượng hoạt chất Isoprothiolane, doanh nghiệp này sẽ tiến tới việc không sử dụng các thuốc trị đạo ôn có hoạt chất này và thay thế bằng các nhóm hoạt chất khác, có mức tồn dư cho phép cao hơn. Đồng thời, tất cả các sản phẩm trong danh mục thuốc được phép sử dụng trong quá trình sản xuất lúa tại các vùng nguyên liệu phải được phân tích kỹ, từ đó đưa ra thời gian cách ly tốt nhất trước khi thu hoạch.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nhật Bản hỗ trợ nông dân Bình Thuận trồng bạc hà Nhật Bản hỗ trợ nông… Thịt lợn thảo mộc có gì đặc biệt? Thịt lợn thảo mộc có…