Mô hình kinh tế Mong Chờ Các Chợ Đầu Mối Nông Sản
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mong Chờ Các Chợ Đầu Mối Nông Sản

Ngày đăng 06/03/2015

Mong Chờ Các Chợ Đầu Mối Nông Sản

Sản lượng trái cây tăng hàng năm, nhưng kênh tiêu thụ chính hiện nay do các vựa nhỏ đảm nhận, nên Hậu Giang rất cần các chợ đầu mối nông sản lớn.

Vai trò của vựa nông sản

Dọc theo tuyến đường nối vào xã Đại Thành, Tân Thành của thị xã Ngã Bảy, có không ít vựa trái cây mọc lên san sát nhau. Vào mùa thu hoạch, các vựa này hầu như hoạt động 24/24 giờ và đóng vai trò quan trọng trong việc thu gom trái cây cho nhà vườn. Các vựa vừa tổ chức thu mua tại vườn, vừa trực tiếp mang hàng tiêu thụ tại các chợ đầu mối tỉnh phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí một số loại chuyển ngược xuống vùng Cà Mau, Sóc Trăng tiêu thụ.

Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Thị xã có gần 2.000ha vườn cây ăn trái. Trung bình mỗi năm, thị xã cung ứng cho thị trường với lượng trái cây (chủ yếu là cây có múi như cam, bưởi) khoảng 30.000 tấn trái. Trên địa bàn có khoảng 25 vựa thu mua trái cây. Trong đó, 3 vựa đủ khả năng thu mua từ 10-15 tấn/ngày, 22 vựa còn lại thu mua từ 1-3 tấn/ngày. Với công suất thu mua này thì các vựa có khả năng tiêu thụ từ 30-40% lượng trái cây của địa phương khi vào chính vụ”.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.

Tuy nhiên, hiện nay các vựa này vẫn trong tình trạng tạm ngưng hoạt động. “Khi vào cao điểm, nhiều vựa có thể cung cấp cho thị trường từ 10-15 tấn trái cây/ngày, nhưng xe tải cỡ lớn không vào lấy hàng được.

Các vựa nhỏ vẫn có thể thu gom nhưng các vựa lớn gặp rất nhiều khó khăn. Một số vựa chuyển địa chỉ ra thị trấn Ngã Sáu, số khác dùng cách chia nhỏ lượng trái cây sang các xe tải cỡ nhỏ hơn. Tuy nhiên, cách làm này phát sinh thêm nhiều chi phí” - anh Trần Thành Phước, vựa trái cây Phước Thủ Đức, ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành, cho biết.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nhận định: “Các vựa nông sản với nhiệm vụ bao tiêu môt lượng lớn nông sản nhưng trong một thời gian dài ta chưa quan tâm đúng mức. Ngoài việc khó tiếp cận nguồn vốn thì bức xúc nhất là khó khăn về giao thông.

Đã nhiều lần tôi trình bày với UBND tỉnh tại các cuộc họp, hàng chục chủ vựa có yêu cầu chỉ cần mở 2km đường từ huyện Châu Thành nối ra với tuyến Nam Sông Hậu để vận chuyển trái cây về Cần Thơ. Điều này ngành giao thông vẫn chưa làm được. Mặt khác, khu vực này vẫn còn khoảng 3 cây cầu không cho phép xe có tải trọng lớn lưu thông.

Các vựa thường xuyên vận chuyển nông sản với xe có tải trọng 15-20 tấn. Trong khi cầu của ta thiết kế theo tiêu chuẩn cũ, về tiêu chí giao thông thì vẫn đảm bảo, nhưng việc vận chuyển không đáp ứng được. Các xe này không thể vào tận vựa lấy hàng, do vậy chủ vựa phải mất thêm một khâu trung chuyển nữa nên tốn nhiều thời gian, chi phí và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản trong quá trình vận chuyển. Chính vì thế, trong năm nay, tỉnh cần xem xét khắc phục ngay cùng với việc xây dựng chợ đầu mối thu gom nông sản”.

Xây chợ đầu mối, giải pháp căn cơ

Mặc dù là kênh tiêu thụ chính, nhưng các vựa trái cây hiện nay chưa thể đảm nhận hết vai trò là cầu nối cho người nông dân với thị trường. Nhiều vựa mọc lên có thể giải quyết mua bán nông sản mang tính tự phát và không ổn định. Người dân và các hợp tác xã vẫn còn thói quen “trồng gì bán đó”, chưa mặn mà quan tâm đến việc cần trồng cây gì, bán ra sao để mang lại giá trị cao.

Công tác xúc tiến thương mại cũng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến được mùa rớt giá mỗi khi vào chính vụ. Thực tế, khoảng cách giữa khâu sản xuất - tiêu thụ còn cách nhau khá xa. Người nông dân và các đơn vị thu mua cũng đang nỗ lực tự tìm đầu ra nhưng mới giải quyết được một phần trong bài toán tiêu thụ và còn mang tính tạm thời. Sự bấp bênh của thị trường vẫn còn là nỗi lo đau đáu của nhà vườn.

Phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản trong thị trường nội địa, trong đó hình thành chợ đầu mối với vai trò thu gom nông sản là một hướng đi đúng đắn để đảm bảo ổn định đầu ra cho nông sản nói chung và cây ăn trái nói riêng.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Tính đến thời điểm này, tỉnh đã có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và được đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư và chỉ còn chờ cơ chế chính thức. Việc quy hoạch chợ đầu mối cũng phải tiến hành song song, bởi các địa phương như Ngã Bảy, Châu Thành, Phụng Hiệp đã chuẩn bị sẵn sàng.

Toàn tỉnh có 29.000ha cây ăn trái, riêng cây có múi khoảng 15.000ha, đây là loại cây chủ lực với sản lượng 20-30 tấn trái/ha/năm, khóm có diện tích khoảng 1.500ha. Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, có đến 60-70% lượng trái cây được thu gom thông qua các vựa nông sản.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nâng Cao Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo Nâng Cao Chuỗi Giá Trị… "Cò" Lúa Ăn Chặn Tiền…