Nuôi gà Mẹo khắc phục gia cầm cắn mổ nhau
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mẹo khắc phục gia cầm cắn mổ nhau

Tác giả Bích Hòa, ngày đăng 26/02/2019

Mẹo khắc phục gia cầm cắn mổ nhau

Hiện tượng cắn mổ nhau xảy ra ở tất cả các loại gia cầm và tất cả hình thức nuôi. Hiện tượng này có thể gây thiệt hại lớn về tỷ lệ chết, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế nếu không được phát hiện sớm.

Nuôi gia cầm với mật độ dày dễ dẫn đến hiện tượng cắn mổ nhau

Biểu hiện

Có thể gọi hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là hội chứng. Hiện tượng xảy ra thường bắt đầu từ việc một số con vật trong đàn mổ lông nhau, rồi mổ, cắn xé thậm chí là ăn thịt ở một số bộ phận như ngón chân, mào, đuôi hay hậu môn của nhau. Đặc biệt, khi trong đàn có một con có vết thương bị chảy máu, thì cả đàn nuôi sẽ bị kích thích và chúng tập trung vào việc cắn mổ vết thương của con vật đó. Từ đó, dẫn đến việc bùng phát hiện tượng cắn mổ nhau ở trên toàn đàn.

Nguyên nhân

Hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tập trung vào những nguyên nhân chính sau đây:

- Mật độ nuôi: mật độ nuôi quá cao không đảm bảo.

- Thời tiết nắng nóng bất thường, làm cho gia cầm bị stress nặng sinh ra cắn mổ nhau.

- Điều kiện chuồng nuôi không thông thoáng, cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối cũng gây ức chế làm kích thích đàn vật nuôi trở nên hung hăng và cắn mổ nhau.

- Chuồng trại vệ sinh kém, nhiều mùi hôi và khí độc NH3, H2S…

- Mất cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm: đạm, axit amin, vitamin, khoáng, chất xơ… Đặc biệt trong giai đoạn thay lông, giai đoạn cho năng suất cao.

- Rối loạn hấp thu dinh dưỡng, nhất là chất khoáng.

- Thiếu thức ăn và nước uống trong điều kiện nuôi nhốt, hay thiếu không gian để đặt máng ăn, máng uống cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

- Trộn lẫn những con gà, vật nuôi không cùng lứa hoặc có đặc điểm ngoại hình khác so với toàn đàn cũng làm cho gà có thể cắn mổ nhau.

Có thể thông qua một số biểu hiện để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mổ nhau trên gia cầm như: Khi thấy gà cắn mổ nhau vào thời điểm nhiệt độ trong chuồng tăng cao (thường từ 10h sáng đến 15h chiều), vào sáng sớm và chiều tối hầu như không xảy ra, hiện tượng này xảy ra ở mọi lứa tuổi của gia cầm. Khi đó, người nuôi có thể xác định được môi trường và mật độ nuôi là nguyên nhân gây ra. Còn do dinh dưỡng và thức ăn gây ra thường vào lúc gia cầm thay lông, mọc lông hoặc giai đoạn gà đẻ rộ. Gia cầm có thể cắn mổ nhau trong suốt cả ngày, nhất là lúc nhiệt độ trong chuồng tăng cao, cùng với hiện tượng gia cầm có thể cắn mổ trứng. Trên thực tế, các nguyên nhân có thể xảy ra đan xen cùng lúc với nhau và có thể dẫn đến mức độ thiệt hại cao hơn nếu không được xử lý kịp thời.

Khắc phục

 - Theo dõi và tiến hành bắt, nhốt riêng những gia cầm hay mổ những con khác.

- Bắt nhốt riêng, cách lý những con gia cầm bị cắn mổ có vết thương hở và bị chảy máu; Đồng thời tiến hành bôi thuốc sát trùng lên vết thương và chăm sóc cho chúng hồi phục.

- Tiến hành cắt mỏ ở một số loại gia cầm như gà nhằm hạn chế tình trạng cắn mổ nhau: ở gà thịt tiến hành cắt mỏ lúc 7 - 10 ngày tuổi, gà hậu bị trứng cắt ở tuần 7 - 8 hoặc 12 - 16 tuần.

- Điều tiết giảm cường độ ánh sáng cho thích hợp, tuân thủ chế độ ánh sáng đối với từng loài nuôi ở từng giai đoạn khác nhau; tạo điều kiện thông thoáng cho chuồng nuôi. Có thể bỏ thêm các bó rau xanh vào chuồng cho gia cầm ăn để thỏa mãn tập tính tìm kiếm, đào bới mồi của chúng, cung cấp thêm hàm lượng chất khoáng và giảm tình trạng cắn mổ nhau.

- Đảm bảo đầy đủ hệ thống máng ăn, máng uống để vật nuôi được tiếp xúc đầy đủ trong toàn đàn. Kiểm tra và cho ăn uống đầy đủ, tránh không để gia cầm thiếu nước trong những ngày nhiệt độ cao.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng các biện pháp để tránh có mùi hôi, khí độc trong chuồng trại.

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho phù hợp ở từng loài, theo độ tuổi. Đặc biệt là hàm lượng chất khoáng canxi, sắt, tỷ lệ cân đối giữa các axit amin với nhau…

>>  Tuân thủ các kỹ thuật trong quá trình nuôi và phát hiện kịp thời là những vấn đề quan trọng trong trang trại chăn nuôi. Nhằm giúp người nuôi tránh được những thất thoát không đáng có xảy ra.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Gà lôi lam đuôi trắng siêu quý hiếm có kỹ thuật nuôi cực đơn giản Gà lôi lam đuôi trắng… Ngăn ngừa gia cầm cắn mổ nhau Ngăn ngừa gia cầm cắn…