Mô hình kinh tế Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Ngày đăng 09/07/2014

Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn- Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, lượng rơm rạ sinh ra tương đương sản lượng lúa sản xuất cùng một vụ trên đơn vị diện tích. Cụ thể, đối với sản phẩm lúa có độ ẩm 14%, tỷ lệ trấu chiếm khoảng 20% và cám chiếm 10%.

Tuy nhiên, khó khăn trong việc tận dụng phụ phẩm này, ngoài việc thiếu công nghệ, kỹ thuật, máy móc… nhiều địa phương chưa chú trọng tới việc tận dụng các phụ phẩm lúa gạo để giảm thất thoát sau thu hoạch.

Lãng phí tiền tỷ

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), mỗi năm ngành nông nghiệp thải ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, mùn cưa... Riêng khâu sản xuất lúa, ở ĐBSCL mỗi năm có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo.

Theo tính toán chỉ cần 15% trong số 40 triệu tấn rơm rạ, mùn cưa sử dụng để trồng nấm có thể thu về hàng tỷ USD/năm. Tuy nhiên, thực tế nguồn phụ phẩm lớn phục vụ tại chỗ lẫn xuất khẩu vẫn chưa được khai thác một cách triệt để.

Lý giải nguyên nhân, Tiến sĩ Phạm Văn Tấn cho rằng, việc thu hoạch lúa gạo cũng như một số sản phẩm nông nghiệp sinh ra hiện chưa bảo quản đúng kỹ thuật, dẫn tới tình trạng kém chất lượng, không tận dụng được.

Mặt khác, do “quy trình ngược” của công nghệ sau thu hoạch lúa gạo hiện nay, lượng cám sinh ra trong quá trình xay xát lớn, hơn 2,3 triệu tấn nhưng giá trị thấp, không đáp ứng chất lượng để chế biến các sản phẩm chuyên sâu như xà phòng, dầu ăn, glyxerin, mỹ phẩm...

Tiến sĩ Nguyễn Huy Bích- Trưởng khoa Cơ khí Nông nghiệp (Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu kéo giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất lúa gạo xuống mức 5- 6% sẽ làm tăng giá trị tương ứng. Nghĩa là với 44 triệu tấn lúa của cả nước hiện nay sẽ tạo ra giá trị tăng thêm khoảng 13.000 tỷ đồng, trong đó, vựa lúa ĐBSCL chiếm hơn 50%.

Phụ phẩm làm được xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm…

Vài năm gần đây, Viện và Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã chế tạo và ứng dụng thành công nhiều máy móc chế biến phụ phẩm nông nghiệp như: máy thu gom và đóng bánh rơm thành những cuộn tròn 20- 25kg; máy nghiền và ép viên để tiện việc vận chuyển và xuất khẩu dự trữ làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, việc áp dụng các loại máy này ở ĐBSCL chưa được phổ biến rộng rãi, do chi phí đầu tư cao.

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, những năm trước đây, trấu không được sử dụng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay, khi nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, giá trị của trấu đã tăng lên đáng kể. Trấu được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò sấy, lò hơi hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, một số khác được ép thành viên để xuất khẩu.

Hiện giá trấu rời ở ĐBSCL dao động từ 300- 600 đ/kg tùy mùa vụ, trong khi trấu củi thanh có giá lên đến 1.200 đ/kg. Sản phẩm cám gạo cũng có giá trị tăng cao hơn từ 100- 300% khi được chế biến thành thức ăn chăn nuôi, xà phòng, mỹ phẩm hoặc dược phẩm…

Hiện ở một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… rơm được chế biến thành viên làm thức ăn gia súc, làm chất độn chuồng trong chăn nuôi hay xuất khẩu.

Tại các nước này, rơm còn được chế biến Ethanol hay nhiên liệu sinh học (Bio diesel), chế biến plastic sinh học (Bio diesel) để sản xuất các loại bao bì, cốc chứa đựng sinh học thân thiện với môi trường, làm chất đốt, chế biến xà phòng, dầu ăn, mỹ phẩm,…

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, việc sử dụng các phụ phẩm như cám trấu, rơm chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao thường khá phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu và đầu tư lớn.

Mặt khác, việc thu hoạch lúa gạo cũng như một số sản phẩm nông nghiệp hiện chưa đúng kỹ thuật, dẫn tới tình trạng các phụ phẩm sinh ra kém chất lượng, không tận dụng được.

Vì vậy, để tận dụng tốt phụ phẩm từ đồng ruộng, nhiều chuyên gia cho rằng, sau mùa vụ nông dân không nên đốt đồng vì tránh gây ô nhiễm môi trường. Những gia đình có điều kiện cần tận dụng rơm trồng nấm hoặc dự trữ làm thức ăn gia súc hay trồng hoa màu,…

Về lâu dài, theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng những công nghệ và thiết bị mới ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan vào chế biến phụ phẩm; tổ chức và quản lý tốt các công đoạn sau thu hoạch đảm bảo nguồn phụ phẩm có chất lượng. Đặc biệt, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn vay để nông dân tiếp cận máy móc hiện đại vào tái chế những phụ phẩm có hiệu quả.

Góp phần đẩy mạnh việc tận dụng phụ phẩm từ rơm rạ vào trồng nấm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Cục Trồng trọt soạn thảo đề án phát triển nghề trồng nấm đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể đến năm 2015 sản lượng nấm đạt 400.000 tấn, trong đó, tiêu thụ nội địa 75% và xuất khẩu 25%, kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam sẽ ở mức 150- 200 triệu USD.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giá Chuối Giảm Gây Khó Khăn Cho Nông Dân Giá Chuối Giảm Gây Khó… Bệnh Bạc Lá Gây Hại Mạnh Trên Lúa Hè Thu Bệnh Bạc Lá Gây Hại…